Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Chân trời bài 22: Thương mại và du lịch

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 22: Thương mại và du lịch. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 22. THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

Phần 1: Mục tiêu bài học

- Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thương mại, du lịch ở Việt Nam.

- Phân tích được sự phân hoá lãnh thổ du lịch (các trung tâm, vùng du lịch), du lịch với sự phát triển bền vững.

- Vẽ được biểu đồ và sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích liên quan đến ngành thương mại và du lịch.

Phần 2: Bài học

I. Thương mại

1. Nội thương

* Sự phát triển

- Hoạt động nội thương ở nước ta ngày càng phát triển. 

- Hàng hoá và dịch vụ lưu thông trên thị trường phong phú và đa dạng. 

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ngày càng tăng và có sự phân hoá theo vùng.

* Phân bố

- Mạng lưới nội thương phân bố rộng khắp cả nước với các loại hình đa dạng.

- Cùng với sự phát triển của thương mại truyền thống là sự phát triển thương mại điện tử.

- Một số siêu thị và trung tâm thương mại ở nước ta thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn trong nước và ngoài nước.

2. Ngoại thương

* Sự phát triển

- Hiện nay, hoạt động ngoại thương ở nước ta ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. 

- Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. 

- Hiện nay, nước ta có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. 

- Trị giá xuất khẩu của nước ta liên tục tăng. 

- Cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng xuất khẩu.

- Nhóm hàng xuất khẩu ở nước ta khá đa dạng.

- Nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là tư liệu sản xuất cùng một số nhóm hàng tiêu dùng khác. 

* Phân bố

- Thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

- Thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản,...

II. Du lịch

1. Tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch

* Sự phát triển

- Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, nhiều địa điểm có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

- Ngành du lịch ở nước ta phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay. 

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch không ngừng được hoàn thiện. 

- Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch có xu hướng tăng. 

- Hiện nay, du lịch được chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 

- Các chính sách kích cầu du lịch được thực hiện thường xuyên. 

- Ngành du lịch nước ta đang ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào quản lí và kinh doanh.

* Phân bố

- Thị trường khách du lịch quốc tế của nước ta đa dạng, dẫn đầu là số lượt khách du lịch đến từ châu Á, tiếp đến là châu Âu, châu Mỹ,...

2. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch

a) Trung tâm du lịch

+ Trên phạm vi cả nước đã hình thành các trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm du lịch vùng, trung tâm du lịch địa phương. 

+ Các trung tâm du lịch quốc gia là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí

b) Vùng du lịch: 

- Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, nước ta có 7 vùng du lịch với việc khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên thế mạnh của vùng.

Các vùng du lịch

Tỉnh, thành phố

Sản phẩm du lịch đặc trưng

Trung du và miền núi Bắc BộHoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang.

- Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du.

- Nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần.

- Thể thao, khám phá.

- Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.

Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông BắcHà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh.

- Du lịch văn hoá gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.

- Du lịch biển, đảo.

- Du lịch MICE.

- Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn.

- Du lịch lễ hội, tâm linh.

- Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp.

Bắc Trung BộThanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Tham quan di sản, di tích lịch sử – văn hoá.

- Du lịch biển, đảo.

- Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái.

- Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.

Duyên hải Nam Trung BộĐà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận

- Du lịch biển, đảo.

- Du lịch tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hoá (văn hoá Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn).

- Du lịch MICE.

Tây NguyênKon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

- Du lịch văn hoá Tây Nguyên; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên.

- Nghỉ dưỡng núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật như hoa, cà phê, voi.

- Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển.

Đông Nam BộThành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh

- Du lịch MICE.

- Du lịch văn hoá, lễ hội, giải trí.

- Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm.

- Du lịch biên giới gần với cửa khẩu.

Đồng bằng sông Cửu LongCần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

- Du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước).

- Du lịch biển, đảo.

- Du lịch văn hoá, lễ hội.

3. Du lịch với sự phát triển bền vững

– Về kinh tế, du lịch nước ta đang được chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Hoạt động du lịch ở nước ta đang hướng tới sự tăng trưởng ổn định.

– Về xã hội, phát triển du lịch bảo đảm hài hoà lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, đồng thời tạo điều kiện để cộng đồng được hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch.

– Về môi trường, hoạt động du lịch đang gắn với việc nâng cao nhận thức của các bên liên quan về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; nâng cao năng lực kiểm soát và xử lí hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch; khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng,…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 CTST bài 22: Thương mại và du lịch, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 22: Thương mại và du lịch, Ôn tập Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 22: Thương mại và du lịch

Bình luận

Giải bài tập những môn khác