Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Kết nối Bài 6: Thực hành: Lắp đặt mạng điện trong nhà

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 6: Thực hành: Lắp đặt mạng điện trong nhà. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6: THỰC HÀNH: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

+ Đọc được bản vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà. Nhận biết được các vật liệu và thiết bị được sử dụng trong mạng điện.

+ Nhận biết được thông số kĩ thuật của dây dẫn và thiết bị điện sử dụng trong bản vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện.

+ Lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ cho lắp đặt mạng điện. Lắp được mạng điện trong nhà theo sơ đồ lắp đặt mạng điện.

+ Kiểm tra được mạng điện an toàn, hoạt động đúng yêu cầu, kĩ thuật.

+ Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. Quy trình lắp đặt và tiêu chí đánh giá

1. Quy trình lắp đặt

Quy trình lắp đặt mạng điện trong nhà gồm 5 bước, theo thứ tự lần lượt như sau:

- Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí để thấy rõ mối liên hệ về điện giữa các thiết bị điện và đồ dùng điện, làm cơ sở để vẽ sơ đồ lắp đặt.

- Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt phải dựa vào vị trí thực tế của thiết bị và đồ dùng điện, trên cơ sở đó có các phương pháp nối dây hợp lí.

- Bước 3: Dự trù vật liệu, dụng cụ và thiết bị cho lắp đặt nhằm xác định chính xác chủng loại và số lượng của vật liệu, dụng cụ và thiết bị điện, bao gồm dụng cụ cơ khí, dụng cụ điện, dây dẫn điện, ống dẫn cách điện, thiết bị điện cần lắp đặt và thiết bị an toàn.

- Bước 4: Thực hành lắp đặt. Thực hiện việc lắp đặt dây dẫn và thiết bị điện. 

- Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện gồm kiểm tra độ chắc chắn của các mối nối dây dẫn và thiết bị điện. Kiểm tra cách diện tại các mối nối dây dẫn và thiết bị, đảm bảo không gây nguy hiểm khi đóng điện cho mạng điện hoạt động.

2. Tiêu chí đánh giá

- Tiến hành đúng trình tự

- Đấu nối đúng sơ đồ, chắc chắn, an toàn

- Mạch hoạt động đúng chức năng

- Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong quá trình thực hành.

II. Lắp đặt bảng điện

Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí. Chỉ ra được mối liên hệ cầu chì mắc nối tiếp với nhánh ổ cắm và nhánh công tắc nối tiếp với bóng đèn.

Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt.

Bước 3: Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho lắp đặt.

Bước 4: Thực hành lắp đặt Lắp đặt mạng điện.

Kết quả:

– Đánh dấu các thiết bị điện trên bảng điện gồm: cầu chì, công tắc, ổ cắm. Đánh dấu các lỗ luồn dây điện.

– Khoan các lỗ luồn dây, đường kính lỗ khoan lớn hơn đường kính dây điện.

– Cắt dây dẫn điện có chiều dài phù hợp với vị trí thiết bị, tuổi bỏ phần vỏ lại các đầu dây cẩn nối.

 – Lắp thiết bị vào bảng điện và đấu nối dây dẫn điện vào các thiết bị trên bảng điện.

Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện. Kết quả:

– Lắp đặt thiết bị và di dây dẫn theo đúng sơ đồ lắp đặt. 

– Các mối nối chắc chắn và cách điện tốt.

– Bố trí đẹp mắt, gọn gàng.

– Kết nối nguồn, kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện.

 – Vận hành thử mạch điện.

III. Lắp mạch đèn cầu thang

Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí. Hai công tắc 3 cực nối tiếp nhau và nói tiếp với đèn, cầu chì có vai trò bảo vệ mạch điện, nối tiếp với các phần tử.

Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt

Bước 3: Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ lắp đặt.

Bước 4: Thực hành lắp đặt. Lắp đặt mạch điện.

Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện Kết quả:

– Lắp đặt thiết bị và đi dây dẫn theo đúng sơ đồ mạch điện. 

- Các mối nối chắc chắn và cách điện tốt.

– Bố trí đẹp mắt, gọn gàng.

– Kết nối nguồn, kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện. 

– Vận hành thử mạch điện.

IV. Thực hành lắp mạch điều khiển 2 đèn sáng luân phiên

Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí. Công tắc 3 cực nối tiếp với mỗi đèn để điều khiển mỗi đèn sáng luân phiên, công tắc hai cực nối với công tắc 3 cực để tắt cả hai đèn. Cầu chì bảo vệ cả mạch điện.

Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt.

Bước 3: Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho lắp đặt.

Bước 4: Thực hành lắp đặt. Lắp đặt mạch điện.

Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện.

V. Đánh giá thực hành

1. Nội dung đánh giá      

Kết quả thực hành được đánh giả như sau.

– Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện.

-  Các mối nối chắc chắn, cách điện.

– Bố trí thiết bị gọn gàng, thẩm mỹ.

- Kết nối nguồn, kiểm tra an toàn bằng bút thử điện.

 – Vận hành mạch điện hoạt động đúng yêu cầu. 

2. Hình thức và công cụ đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Các nhóm đánh giá chéo.

- Giáo viên và chuyên gia đánh giá.

IV. Thu dọn, vệ sinh sau khi thực hành

- Thu dọn dụng cụ, vật liệu để vào nơi quy định.

- Vệ sinh khu vực thực hành và toàn bộ phòng thực hành.

- Kiểm tra các hệ thống an toàn và cảnh báo.

- Tắt điện của các hệ thống thiết bị trong phòng.

- Tắt aptomat tổng.

- Báo cáo giáo viên hướng dẫn trước khi ra khỏi phỏng thực hành.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà KNTT Bài 6: Thực hành: Lắp đặt mạng điện, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 6: Thực hành: Lắp đặt mạng điện, Ôn tập Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 6: Thực hành: Lắp đặt mạng điện

Bình luận

Giải bài tập những môn khác