Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Kết nối Bài 1: Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 1: Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1 THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ LẤY ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Mô tả được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. Thiết bị đóng cắt

1. Công tắc điện

- Chức năng: Công tắc điện là thiết bị dùng để đóng cắt điện cho các đồ dùng, thiết bị điện trong gia đình.

- Cấu tạo: Công tắc điện thường cấu tạo gồm ba bộ phận (Hình 1.2 SGK).

+ Các cực nối điện của công tắc thường được làm bằng đồng.

+ Nút bật tắt.

+ Vỏ của công tắc được làm bằng vật liệu cách điện (thường là nhựa).

- Thông số kĩ thuật: Thông tin về dòng điện và điện áp định mức của công tắc điện thường được ghi trên vỏ của công tắc.

2. Cầu giao

- Chức năng: Cầu dao là thiết bị đóng hoặc cắt điện cho toàn bộ hoặc một phần mạng điện trong nhà. Cầu dao kết hợp với cầu chì để thực hiện chức năng bảo vệ. Cầu dao thường được dùng để đóng cắt điện khi cần kiểm tra, lắp đặt, sửa chữa mạng điện. 

-Cấu tạo (Hình 1.3 SGK)

+ Các cực nối điện của cầu dao thường được làm bằng đồng.

+ Tay cầm của cần đóng cắt.

+ Vỏ của cầu dao được làm bằng vật liệu cách điện chịu nhiệt (sứ, nhựa).

- Thông số kĩ thuật: Thông tin về dòng điện và điện áp định mức của cầu dao thường được ghi trên vị trí tay cầm của cần đóng cắt.

3. Aptomat (Circuit breaker – CB)

- Chức năng: Aptomat hay còn gọi là CB, là thiết bị được dùng để đóng cắt điện cho toàn bộ hoặc một phần mạng điện trong nhà. Aptomat có chức năng tự động cắt mạch điện khi gặp sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.

- Cấu tạo (Hình 1.4 SGK).

+ Cần đóng cắt

+ Vỏ

+ Các cực nối điện

- Thông số kĩ thuật: Thông tin về dòng điện và điện áp định mức của aptomat thường được ghi trên vỏ.

II. Thiết bị lấy điện

1. Ổ cắm điện

- Chức năng: Ổ cắm điện là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện như: quạt điện, nồi cơm điện, bàn là điện,...

- Cấu tạo: Ổ cắm điện (Hình 1.5 SGK) thường có cấu tạo gồm:

+ Các cực tiếp điện của ổ cắm điện thường được làm bằng đồng.

+ Vỏ được làm bằng vật liệu cách điện (nhựa).

+ Có nhiều loại ổ cắm điện khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng, như ổ cắm điện nổi, ổ cắm điện âm tường, ổ cắm điện có dây,...

- Thông số kĩ thuật: Thông tin về dòng điện và điện áp định mức của ổ cắm điện thường được ghi trên vỏ.

2. Phích cắm điện

- Chức năng: Phích cắm điện là thiết bị lấy điện dùng để cắm vào ổ cắm điện, lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện.

- Cấu tạo: Phích cắm điện thường có hai bộ phận chính (Hình 1.6 SGK).

- Thông số kĩ thuật: Thông số về dòng điện và điện áp định mức của phích cắm điện thường được ghi trên vỏ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà KNTT Bài 1: Thiết bị đóng cắt và lấy, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 1: Thiết bị đóng cắt và lấy, Ôn tập Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 1: Thiết bị đóng cắt và lấy

Bình luận

Giải bài tập những môn khác