Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 12: Tiết kiệm điện năng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ Điện - điện tử 12 cánh diều bài 12: Tiết kiệm điện năng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 12: TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày được khái niệm, biện pháp và thực hiện được một số biện pháp tiết kiệm điện năng.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. Khái niệm về tiết kiệm điện năng

- Tiết kiệm điện năng: là giảm tổn thất điện trong truyền tải, phân phối và giảm mức tiêu thụ năng lượng điện của các thiết bị và đồ dùng điện mà vẫn đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất và đời sống. Tiết kiệm điện năng cần thực hiện ngay từ giai đoạn thiết kế cho đến lựa chọn, lắp đặt, sử dụng, vận hành hệ thống và thiết bị.

II. Một số biện pháp tiết kiệm điện năng

1. Trong thiết kế

Một số biện pháp tiết kiệm điện năng trong thiết kế:

- Thiết kế và lựa chọn công nghệ phát điện có hiệu suất cao. Hệ thống điện tự dùng trong nhà máy phát điện cần được thiết kế, lắp đặt hợp lí và cần bố trí sử dụng trong quá trình vận hành phù hợp với yêu cầu tiết kiệm điện tự dùng.

- Thiết kế hệ thống truyền tải và phân phối điện năng đảm bảo thông số kĩ thuật, tránh bị quá tải trạm biến áp và quá tải đường dây. Nâng cao hệ số công suất, góp phần giảm tổn thất công suất, tổn thất điện áp và tăng khả năng truyền tải của đường dây,...

2. Trong lựa chọn, lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện

Để tiết kiệm điện năng, cần lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện như sau:

- Lắp đặt đúng kĩ thuật và lựa chọn vị trí phù hợp không những đảm bảo hoạt động hiệu quả theo đúng các thông số kĩ thuật của nhà sản xuất mà còn giúp tiết kiệm điện trong quá trình hoạt động.

3. Trong sử dụng điện

Sử dụng các thiết bị và đồ dùng điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Tạo thói quen sử dụng hiệu quả góp phần tiết kiệm điện năng, đặc biệt là các thiết bị và đồ dùng điện sử dụng thường xuyên hay có công suất lớn, ví dụ như:

+ Chỉ sử dụng điều hoà nhiệt độ khi thật cần thiết. Cài đặt nhiệt độ ≥ 25°C, không để cửa phòng mở khi đang sử dụng, sử dụng kết hợp máy điều hoà nhiệt độ với quạt điện, hạn chế sử dụng các thiết bị sinh nhiệt (bàn là, máy sấy tóc, thiết bị đun nấu,...) trong phòng điều hoà.

+ Máy giặt, máy sấy quần áo cần chọn chương trình và mực nước phù hợp, chỉ sử dụng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết giúp giảm thời gian và tiết kiệm điện, hạn chế tối đa giặt và sấy với lượng quần áo ít.

– Bố trí sử dụng các thiết bị và đồ dùng điện trong ngày một cách hợp lí, hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất lớn trong giờ cao điểm như điều hoà nhiệt độ, bàn là, bình đun nước, bình nóng lạnh,... Việc tránh sử dụng điện trong giờ cao điểm đảm bảo cần bằng năng lượng tiêu thụ điện trong ngày, tránh sự cố quá tải cho hệ thống lưới điện và giảm chi phí cho người sử dụng.

– Vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt và tiết kiệm điện.

4. Một số biện pháp trong xây dựng

Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng trong xây dựng là:

Biện pháp

Mô tả

Tạo hệ thống gió và ánh sáng tự nhiên

sử dụng các ô thoáng ở vị trí phù hợp để thông gió, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên qua hệ thống mái kính, cửa kính, bố trí các khoảng hở sáng....

Sử dụng vật liệu hợp lí trong xây dựng

vật liệu có đặc điểm cách nhiệt tốt, hạn chế truyền nhiệt từ trong phòng ra ngoài và ngược lại. Che chắn cho các cửa số và vách kính theo từng hướng nếu có ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng.

Trồng cây xanh

trồng cây xanh xung quanh hay trên mái công trình.

 

 

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ Điện - điện tử 12 CD bài 12: Tiết kiệm điện năng, kiến thức trọng tâm Công nghệ Điện - điện tử 12 cánh diều bài 12: Tiết kiệm điện năng, Ôn tập Công nghệ Điện - điện tử 12 cánh diều bài 12: Tiết kiệm điện năng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác