Giáo án Mĩ thuật 2 Chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 2 sách mới chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên tech12h và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.
Xem video về:Giáo án Mĩ thuật 2 Chân trời sáng tạo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu có cảm giác đậm, nhạt.
- Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm,màu nhạt.
- Bước đầu phân tích được sự phối hợp màu đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Năng lực riêng:
- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu biển, yêu đại dương,...
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển
- Đối với học sinh
- SGK.
- Giấy, bút vẽ, bút chì, tẩy, kéo, hồ dán.
SOẠN GIÁO ÁN MĨ THUẬT 3 CTST CHUẨN:
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động: Khám phá – nhận biết màu sắc Mục tiêu: Khuyến khích HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt. Cách tiến hành: - Gv yêu cầu HS quan sát hình sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: + Theo em, màu đậm là những màu nào? + Theo em, màu nhạt là những màu nào? - GV yêu cầu HS pha các cặp màu cơ bản, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: + Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta được những màu gì? + Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm giác đậm hay nhạt? + Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác gì? + Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác gì? - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết - GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời - GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau.
Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng Mục tiêu: Giúp HS nhận biết cách vẽ tranh bầu trời và biển, cách sử dụng màu khi vẽ tranh về bầu trời và biển. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa sgk trang 7, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Theo em, có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và biển? + Bước nào được vẽ bằng nhiều nét? + Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt? - GV gọi đại diện nhóm đứng dậy trình bày kết quả trước lớp. - GV đánh giá, nhận xét, kết luận và lưu ý HS: Trong tranh, màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt.
Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo Mục tiêu: HS biết cách lựa chọn, pha màu theo cảm nhận và thực hiện bài tập. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS thực hành bài vẽ và cách phối hợp các màu hài hòa, linh hoạt khi vẽ. GV đưa ra câu hỏi gợi ý: + Em chọn những màu nào để vẽ phần bầu trời? Màu nào để vẽ mặt biển? Vì sao? + Tại sao mặt biển cần màu đậm? - Tiếp đến, GV khuyến khích, hỗ trợ HS vẽ và cắt hình thuyền để dán vào mặt biển trong bài vẽ sau khi vẽ xong màu. GV đưa ra câu hỏi gợi ý: + Em vẽ chiếc thuyền to hay nhỏ để cắt dán vào sản phẩm mĩ thuật? Hình dáng thuyền như thế nào? Có buồm không? + Em có muốn trang trí thêm gì cho bức tranh không? - Trong quá trình HS thực hiện, GV lưu ý: Hình vẽ thêm cần có kích thước phù hợp với bức tranh, không quá to.
Hoạt động 4: Phân tích – đánh giá Mục tiêu: HS trưng bày sản phảm và chia sẻ cảm nhận về độ đậm, nhạt của màu sắc trong các sản phẩm. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc trưng bày chung cả lớp. - GV khuyến khích HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của các bạn. - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận để nhận biết thêm vẻ đẹp trong cách phối hợp màu sắc.
Hoạt động 5: Vận dụng – phát triển Mục tiêu: HS quan sát ảnh chụp thiên nhiên ở các thời điểm khác nhau; chia sẻ cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên, chỉ ra màu đậm, màu nhạt trong mỗi bức ảnh. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 sgk trang 9 và trả lời các câu hỏi: + Em hãy chỉ ra màu đậm, màu nhạt trong mỗi bức ảnh. + Nêu cảm nhận của em về thời gian trong mỗi bức ảnh. - GV cho HS xem hình ảnh về các thời điểm sáng, tối, trời nắng, trời mưa và thảo luận về đậm, nhạt của màu sắc trong các hiện tượng ngoài tự nhiên. + Những khi trời sắp mưa, khung cảnh thường có màu như thế nào? + Màu sắc đậm, nhạt trong thiên nhiên cho ta biết cảm giác thế nào về thời gian trong ngày? - GV gợi ý cho HS chia sẻ những kỉ niệm hay câu chuyện liên quan đến những dự báo về thời tiết thông qua độ đậm, nhạt của cảnh vật ngoài thiên nhiên. - GV nhận xét, tổng kết bài học. |
- HS quan sát tranh
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS nghe hướng dẫn
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS thực hiện - HS trình bày kết quả - HS nghe nhận xét, đánh giá
- HS quan sát tranh
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS trình bày kết quả
- HS nghe nhận xét, đánh giá
- HS tiến hành vẽ
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS cắt dán tranh mặt biển
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS nghe lưu ý của GV.
- HS trưng bày sản phẩm
- HS giới thiệu sản phẩm
- HS thảo luận, trao đổi.
- HS quan sát tranh
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS xem hình ảnh, thảo luận
- HS suy nghĩ câu trả lời - HS chia sẻ kỉ niệm - HS nghe nhận xét. |
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN (2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu có cảm giác đậm, nhạt.
- Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm,màu nhạt.
- Bước đầu phân tích được sự phối hợp màu đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Năng lực riêng:
- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu biển, yêu đại dương,...
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển
- Đối với học sinh
- SGK.
- Giấy, bút vẽ, bút chì, tẩy, kéo, hồ dán.
SOẠN GIÁO ÁN MĨ THUẬT 4 CTST CHẤT LƯỢNG KHÁC:
- Giáo án mĩ thuật 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 1)
- Giáo án mĩ thuật 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 2)
- Bài giảng điện tử mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 1
- Bài giảng điện tử mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 2
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động: Khám phá – nhận biết màu sắc Mục tiêu: Khuyến khích HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt. Cách tiến hành: - Gv yêu cầu HS quan sát hình sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: + Theo em, màu đậm là những màu nào? + Theo em, màu nhạt là những màu nào? - GV yêu cầu HS pha các cặp màu cơ bản, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: + Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta được những màu gì? + Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm giác đậm hay nhạt? + Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác gì? + Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác gì? - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết - GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời - GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau.
Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng Mục tiêu: Giúp HS nhận biết cách vẽ tranh bầu trời và biển, cách sử dụng màu khi vẽ tranh về bầu trời và biển. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa sgk trang 7, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Theo em, có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và biển? + Bước nào được vẽ bằng nhiều nét? + Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt? - GV gọi đại diện nhóm đứng dậy trình bày kết quả trước lớp. - GV đánh giá, nhận xét, kết luận và lưu ý HS: Trong tranh, màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt.
Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo Mục tiêu: HS biết cách lựa chọn, pha màu theo cảm nhận và thực hiện bài tập. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS thực hành bài vẽ và cách phối hợp các màu hài hòa, linh hoạt khi vẽ. GV đưa ra câu hỏi gợi ý: + Em chọn những màu nào để vẽ phần bầu trời? Màu nào để vẽ mặt biển? Vì sao? + Tại sao mặt biển cần màu đậm? - Tiếp đến, GV khuyến khích, hỗ trợ HS vẽ và cắt hình thuyền để dán vào mặt biển trong bài vẽ sau khi vẽ xong màu. GV đưa ra câu hỏi gợi ý: + Em vẽ chiếc thuyền to hay nhỏ để cắt dán vào sản phẩm mĩ thuật? Hình dáng thuyền như thế nào? Có buồm không? + Em có muốn trang trí thêm gì cho bức tranh không? - Trong quá trình HS thực hiện, GV lưu ý: Hình vẽ thêm cần có kích thước phù hợp với bức tranh, không quá to.
Hoạt động 4: Phân tích – đánh giá Mục tiêu: HS trưng bày sản phảm và chia sẻ cảm nhận về độ đậm, nhạt của màu sắc trong các sản phẩm. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc trưng bày chung cả lớp. - GV khuyến khích HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của các bạn. - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận để nhận biết thêm vẻ đẹp trong cách phối hợp màu sắc. ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:
Hoạt động 5: Vận dụng – phát triển Mục tiêu: HS quan sát ảnh chụp thiên nhiên ở các thời điểm khác nhau; chia sẻ cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên, chỉ ra màu đậm, màu nhạt trong mỗi bức ảnh. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 sgk trang 9 và trả lời các câu hỏi: + Em hãy chỉ ra màu đậm, màu nhạt trong mỗi bức ảnh. + Nêu cảm nhận của em về thời gian trong mỗi bức ảnh. - GV cho HS xem hình ảnh về các thời điểm sáng, tối, trời nắng, trời mưa và thảo luận về đậm, nhạt của màu sắc trong các hiện tượng ngoài tự nhiên. + Những khi trời sắp mưa, khung cảnh thường có màu như thế nào? + Màu sắc đậm, nhạt trong thiên nhiên cho ta biết cảm giác thế nào về thời gian trong ngày? - GV gợi ý cho HS chia sẻ những kỉ niệm hay câu chuyện liên quan đến những dự báo về thời tiết thông qua độ đậm, nhạt của cảnh vật ngoài thiên nhiên. - GV nhận xét, tổng kết bài học. |
- HS quan sát tranh
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS nghe hướng dẫn
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS thực hiện - HS trình bày kết quả - HS nghe nhận xét, đánh giá
- HS quan sát tranh
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS trình bày kết quả
- HS nghe nhận xét, đánh giá
- HS tiến hành vẽ
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS cắt dán tranh mặt biển
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS nghe lưu ý của GV.
- HS trưng bày sản phẩm
- HS giới thiệu sản phẩm
- HS thảo luận, trao đổi.
- HS quan sát tranh
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS xem hình ảnh, thảo luận
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS chia sẻ kỉ niệm
- HS nghe nhận xét. |