Giải toán VNEN 9 bài 6: Các căn thức bậc hai và các tính chất

Giải bài 6: Các căn thức bậc hai và các tính chất - Sách VNEN toán 9 tập 1 trang 16. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức

1. Tính và dự đoán

Kết luận: Với mọi a ta có: $\sqrt{a^{2}}=|a|$

2. a) Đọc hiểu nội dung sau:

Một cách tổng quát:

Với A là biểu thức đại số, người ta gọi $\sqrt{A}$ là căn thức bậc 2 của A, còn A được gọi là biểu thức lấy căn hay biểu thức dưới dấu căn.

$\sqrt{A}$ xác định (hay có nghĩa) khi A lấy giá trị không âm.

b) Cũng như căn bậc hai số học, ta có:

Với mỗi biểu thức A thì:

$\sqrt{A^{2}}=|A|$, tức là $\sqrt{A^{2}}=|A|$ = $\left\{\begin{matrix}A; nếu A\geq 0 &  & \\ -A; nếu A<0 &  & \end{matrix}\right.$

c) Chú ý

- Với các biểu thức A và B không âm, ta có: $\sqrt{A.B}=\sqrt{A}.\sqrt{B}$ và $\sqrt{A}.\sqrt{B}=\sqrt{A.B}$

- Với các biểu thức A không âm và B dương ta có:$\sqrt{\frac{A}{B}}=\frac{\sqrt{A}}{\sqrt{B}}$ và $\frac{\sqrt{A}}{\sqrt{B}}=\sqrt{\frac{A}{B}}$

B. Bài tập và hướng dẫn giải

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Trang 18 sách VNEN 9 tập 1

Tính:

a) $\sqrt{a^{2}}$ với a = 2,5 ; 0,3 ; -0,1 ;                         b) $\sqrt{a^{4}}$ với a  = -1,3 ; 2,1 ; -0,4.

Câu 2: Trang 18 sách VNEN 9 tập 1

Tính:

a) $\sqrt{10^{2} - 6^{2}}$ ;                      b) $\sqrt{17^{2} - 8^{2}}$ ;                         c) $\sqrt{2,9^{2} - 2,1^{2}}$ ;

d) $\sqrt{\frac{13^{2} - 12^{2}}{81}}$ ;                          e) $\sqrt{\frac{6,2^{2} - 5,9^{2}}{2,43}}$  ;                   g) $\sqrt{\frac{9^{3} + 7^{3}}{9^{2} - 9.7 + 7^{2}}}$.

Câu 3: Trang 18 sách VNEN 9 tập 1

Tính:

a) $\sqrt{\frac{1,96}{2,25}}$ ;                                 b) $\sqrt{1\frac{13}{36}.1\frac{32}{49}}$ ;                                  c) $\sqrt{\frac{1}{9}.0,09.64}$.

Câu 4: Trang 18 sách VNEN 9 tập 1

Tính:

a) $\frac{\sqrt{10,8}}{\sqrt{0,3}}$ ;             b) $\frac{\sqrt{7}}{\sqrt{175}}$ ;                c) $\frac{\sqrt{2,84}}{\sqrt{0,71}}$ ;               d) $\frac{\sqrt{6,25}}{\sqrt{1,44}}$.

Câu 5: Trang 18 sách VNEN 9 tập 1

Tính giá trị các biểu thức sau với b > 0:

a) $\sqrt{b^{10}}$ ;                         b) $\sqrt{64b^{6}}$ ;                     c) $12b^{6}$$\sqrt{4b^{2}}$

d) $\sqrt{b^{8}}$ ;                           e) $b^{2}$$\sqrt{b^{8}}$ ;                    g) - b$\sqrt{b^{8}}$.

Câu 6: Trang 18 sách VNEN 9 tập 1

Tính giá trị các biểu thức sau với a < 0:

a) $\sqrt{a^{8}}$ ;                           b) $\sqrt{a^{6}}$ ;                         c) - a$\sqrt{25a^{6}}$

d) $\sqrt{a^{12}}$ ;                             e) 6a$\sqrt{a^{10}}$ ;                    g) - $\sqrt{36a^{14}}$.

Câu 7: Trang 19 sách VNEN 9 tập 1

Với giá trị nào của x thì mỗi căn thức sau có nghĩa

a) $\sqrt{\frac{x}{3}}$ ;                   b) $\sqrt{- 5x}$ ;                c) $\sqrt{4 - x }$ ;                       d) $\sqrt{3x + 7}$.

Câu 8: Trang 19 sách VNEN 9 tập 1

Tính x để mỗi căn thức sau có nghĩa:

a) $\sqrt{2x + 7}$ ;                                   b) $\sqrt{- 3x + 4}$ ;                              c) $\sqrt{\frac{1}{-1 + x}}$.

D.E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG và TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Câu 1: Trang 19 sách VNEN 9 tập 1

Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:

Kết quả của phép khai căn $\sqrt{(2a - 1)^{2}}$

A. 2a - 1 ;                          B. 1 - 2a ;                  C. 2a - 1 và 1 - 2a ;                    D. $\left | 2a - 1 \right |$.

Câu 2: Trang 19 sách VNEN 9 tập 1

Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. $\sqrt{(1 - \sqrt{2})^{2}}$ = 1 - $\sqrt{2}$ ;                                                     B. $\sqrt{(1 - \sqrt{2})^{2}}$ = 1 + $\sqrt{2}$ ;

C. $\sqrt{(1 - \sqrt{2})^{2}}$ = $\sqrt{2}$ - 1 ;                                                     D. $\sqrt{(1 - \sqrt{2})^{2}}$ = $\frac{1}{2}$ - $\sqrt{2}$.

Câu 3: Trang 19 sách VNEN 9 tập 1

Em có biết?

Tại đỉnh tháp nghiêng Pi-da (Pisa), ở I-ta-lia-a, nhà khoa học Ga-li-lê (G.Galilei) đã thực hiện một thí nghiệm vật lí để nghiên cứu vế sự rơi tự do. Ông khẳng định rằng vận tốc của vật rơi tự do tăng dần và không phụ thuộc vào trọng lượng của vật. Quãng đường chuyển động s (mét) của vật rơi phụ thuộc vào thời gian t (giây) bởi công thức:

s = 5$t^{2}$

Cho biết một vật rơi ở độ cao so với mặt đất là 320m. Hỏi sau bao lâu vật tiếp đất?

Từ khóa tìm kiếm: giải bài 6 các căn thức bậc hai và các tính chất, các căn thức bậc hai và các tính chất trang 16 vnen toán 9, bài 6 sách vnen toán 9 tập 1, giải sách vnen toán 9 tập 1 chi tiết dễ hiểu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác