Giải SBT sinh học 10 cánh diều chủ đề 9 Sinh học vi sinh vật

Hướng dẫn giải chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật - trang 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 SBT sinh 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

9.1. Câu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật?

A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được.

B. Vi sinh vật nhỏ bé nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.

C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.

D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.

9.2. Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?

A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.

B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.

C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.

D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.

9.3. Nhóm sinh vật nào sau đây không phải vi sinh vật?

A. Vi khuẩn

B. Tảo đơn bào

C. Động vật nguyên sinh

D. Rêu

9.4. Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là

A. nguồn năng lượng và khí CO2.

B. nguồn năng lượng và nguồn carbon.

C. ánh sáng và nhu cầu O2.

D. ánh sáng và nguồn carbon.

9.5. Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là

A. ánh sáng.

B. hóa học.

C. chất hữu cơ.

D. ánh sáng và hóa học.

9.6. Cho các vi sinh vật: vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, nấm, tảo lục đơn bào. Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?

A. Nấm

B. Tảo lục đơn bào

C. Vi khuẩn lam

D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía

9.7. Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?

A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng

B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng

C. Vi sinh vật quang tự dưỡng

D. Vi sinh vật hóa dưỡng

9.8. Trong hình thức hóa dị dưỡng, sinh vật lấy nguồn năng lượng và nguồn carbon từ:

A. chất vô cơ và chất hữu cơ.

B. chất vô cơ và CO2.

C. chất hữu cơ và chất hữu cơ.

D. chất hữu cơ và CO2.

9.9. Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon và nguồn năng lượng là:

A. chất hữu cơ và năng lượng ánh sáng.

B. CO2 và năng lượng ánh sáng.

C. chất hữu cơ và năng lượng hóa học.

D. CO2 và năng lượng hóa học.

9.10. Chọn phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau: Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy năng lượng từ phản ứng của …(1)… và nguồn carbon từ …(2)…

A. (1) - chất vô cơ, (2) - chất hữu cơ.

B. (1) - chất vô cơ, (2) - CO2.

C. (1) - chất hữu cơ, (2) - chất hữu cơ.

D. (1) - chất hữu cơ, (2) - CO2.

9.11. Có 3 loại cầu khuẩn kí hiệu là A1, A2 và A3 có đường kính tế bào tương ứng là 1,8 m; 2,0 m và 2,2 m. Nuôi 3 vi khuẩn này trong 3 bình nuôi cấy có nguồn dinh dưỡng phù hợp. Tốc độ tiêu thụ nguồn dinh dưỡng của 3 chủng vi khuẩn này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:

A. A1 > A2 > A3.

B. A2 > A1 > A3.

C. A3 > A2 > A1.

D. A2 > A3 > A1.

9.12. Người ta bổ sung thêm 1,5 - 2% thạch vào môi trường nuôi cấy nhằm mục đích

A. tạo pH phù hợp.

B. tạo độ muối phù hợp.

C. bổ sung chất dinh dưỡng.

D. tạo môi trường nuôi cấy đặc.

9.13. Thứ tự sắp xếp đúng các bước của phương pháp quan sát hình dạng tế bào vi khuẩn là:

A. chuẩn bị tiêu bản - nhuộm tiêu bản - rửa tiêu bản - thấm khô tiêu bản - hong khô tiêu bản - soi kính.

B. chuẩn bị tiêu bản - thấm khô tiêu bản - hong khô tiêu bản - nhuộm tiêu bản - rửa tiêu bản - soi kính.

C. chuẩn bị tiêu bản - hong khô tiêu bản - nhuộm tiêu bản - rửa tiêu bản - thấm khô tiêu bản - soi kính.

D. chuẩn bị tiêu bản - hong khô tiêu bản - rửa tiêu bản - nhuộm tiêu bản - thấm khô tiêu bản - soi kính.

9.14. Thứ tự sắp xếp đúng các bước của phương pháp phân lập vi sinh vật trong không khí là:

A. chuẩn bị môi trường phân lập - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 - 3 ngày - mở nắp đĩa petri - đậy nắp đĩa petri - cố định nắp đĩa petri - quan sát kết quả.

B. chuẩn bị môi trường phân lập - mở nắp đĩa petri - đậy nắp đĩa petri - cố định nắp đĩa petri - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 - 3 ngày - quan sát kết quả.

C. chuẩn bị môi trường phân lập - đậy nắp đĩa petri - mở nắp đĩa petri - cố định nắp đĩa petri - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 - 3 ngày - quan sát kết quả.

D. chuẩn bị môi trường phân lập - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 - 3 ngày - mở nắp đĩa petri - đậy nắp đĩa petri - cố định nắp đĩa petri - quan sát kết quả.

9.15. Chọn phương án đúng để hoàn thành các bước thí nghiệm xác định khả năng sinh tổng hợp enzyme catalase của một mẫu vi khuẩn: chuẩn bị mẫu vi khuẩn và thực hiện phản ứng hóa học với …(1)…, quan sát phản ứng nếu thấy hình thành …(2)… thì mẫu vi khuẩn có chứa …(3)…

A. (1) - nước oxi già, (2) - bọt khí, (3) - catalase.

B. (1) - nước oxi già, (2) - catalase, (3) - bọt khí.

C. (1) - catalase, (2) - nước oxi già, (3) - bọt khí.

D. (1) - bọt khí, (2) - nước oxi già, (3) - catalase.

9.16. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là

A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

B. sự tăng lên về kích thước tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.

C. sự tăng lên về khối lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.

D. sự tăng lên về cả kích thước tế bào và số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

9.17. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng lỏng không bổ sung dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi (nuôi cấy theo mẻ, hệ kín), sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo mấy pha?

A. 2 pha.

B. 3 pha.

C. 4 pha.

D. 5 pha.

9.18. Mô tả nào dưới đây nói về pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín?

A. Vi khuẩn phân chia rất chấm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.

B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào; mật độ tế bào trong quần thể gần như không thay đổi.

C. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.

D. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, các tế bào trong quần thể phân chia mạnh mẽ.

9.19. Tốc độ phân chia tế bào của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín đạt cực đại ở pha nào?

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

9.20a. Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.

Bảng kết quả xác định sinh khối khô (g/L) của nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy theo ngày

a) Pha sinh trưởng lũy thừa của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này bắt đầu khi nào?

A. Trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.                      B. Từ ngày nuôi cấy thứ 4.

C. Từ ngày nuôi cấy thứ 2.                                            D. Từ ngày nuôi cấy thứ 3.

9.20b. b) Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae đang ở pha sinh trưởng nào sau đây?

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

9.20c. c) Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng gì?

A. Thích ứng với môi trường

B. Phân chia mạnh mẽ

C. Không phân chia

D. Sinh khối khô hầu như không thay đổi

9.20d. d) Ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này diễn ra khi nào và do nguyên nhân nào?

A. Trong 24 giờ đầu tiên, do dư thừa dinh dưỡng.

B. Từ ngày 5 đến ngày 7, do dư thừa dinh dưỡng.

C. Từ ngày 5 đến ngày 7, do cạn kiệt dinh dưỡng.

D. Trong 24 giờ đầu tiên, do các chất thải độc hại tích lũy.

9.20e. e) Quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi nào?

A. Trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.

B. Từ khi bắt đầu nuôi (ngày 0) đến ngày 5.

C. Từ ngày 1 đến ngày 5.

D. Từ ngày 2 đến ngày 5.

9.20g. g) Để thu sinh khối nấm mốc Aspergillus oryzae người ta cần dừng nuôi cấy vào thời điểm nào?

A. 3 - 4 ngày

B. 4 ngày

C. 5 - 6 ngày

D. 7 ngày

9.21. Quần thể vi khuẩn Escherichia coli được nuôi ở điều kiện thích hợp, trong môi trường dinh dưỡng lỏng (nuôi cấy, theo mẻ, hệ kín) với nguồn carbon là glucose. Khi sinh trưởng của quần thể đạt đến pha cân bằng và nồng độ glucose giảm xuống dưới 2 g/L, người ta bổ sung thêm dung dịch glucose đậm đặc để duy trì nồng độ glucose trong bình nuôi cấy ở mức 5 g/L thêm 3 giờ nữa.

a) Sau khi bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha nào?

A. Pha tiềm phát             B. Pha lũy thừa            C. Pha cân bằng            D. Pha suy vong

b) Sau 3 giờ bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha nào?

A. Pha cân bằng                                           B. Pha lũy thừa và pha cân bằng

C. Pha cân bằng và pha suy vong                  D. Pha suy vong

c) Các chất ức chế sinh trưởng đối với quần thể vi khuẩn E. coli tích lũy nhiều nhất khi nào?

A. Trước khi bổ sung glucose                         B. Trong 3 giờ bổ sung glucose

C. Ngay khi dừng bổ sung glucose.                 D. Khi kết thúc nuôi cấy.

9.22. Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?

A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử túi.

B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử đảm.

C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử tiếp hợp.

D. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.

9.23. Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?

A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.

B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử hữu tính.

C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính và hữu tính.

D. Hình thành bào tử vô tính và hữu tính.

9.24. Vi sinh vật A có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ từ 150C đến 450C, sinh trưởng tối ưu ở 30 - 350C. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

A. Nhóm vi sinh vật ưa lạnh

B. Nhóm vi sinh vật ưa ấm

C. Nhóm vi sinh vật ưa nhiệt

D. Nhóm vi sinh vật cực ưa nhiệt

9.25. Vi sinh vật B có khả năng sinh trưởng ở pH khoảng 5,5 - 8,0, sinh trưởng tối ưu ở pH 6,5 - 7,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

A. Nhóm vi sinh vật ưa acid

B. Nhóm vi sinh vật ưa kiềm

C. Nhóm vi sinh vật chịu kiềm

D. Nhóm vi sinh vật ưa trung tính

9.26. Vi sinh vật C sinh trưởng tối ưu ở pH khoảng 6,5 - 7,0 và có khả năng sinh trưởng ở pH 9,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

A. Nhóm vi sinh vật ưa acid

B. Nhóm vi sinh vật ưa kiềm

C. Nhóm vi sinh vật chịu kiềm

D. Nhóm vi sinh vật ưa trung tính.

9.27. Các vi sinh vật có khả năng sống và sinh trưởng tốt ở Biển Chết (có nồng độ muối trung bình hằng năm khoảng 31,5%) thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?

A. Nhóm vi sinh vật ưa áp cao

B. Nhóm vi sinh vật ưa áp thấp

C. Nhóm vi sinh vật ưa áp trung bình

D. Nhóm vi sinh vật ưa kiềm

9.28. Thuốc kháng sinh có những đặc điểm nào dưới đây?

A. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.

B. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh.

C. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh.

D. Có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh ở nồng độ cao.

9.29. Chất nào dưới đây là thuốc kháng sinh?

(1) Cồn-iodine

(2) Penicillin

(3) Thuốc tím

(4) Streptomyein

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (3), (4)

D. (2), (4)

9.30. Chọn phương án đúng để điền vào câu sau: quang tổng hợp ở vi sinh vật là quá trình chuyển hóa năng lượng …(1)… thành năng lượng …(2)… tích lũy trong các hợp chất …(3)…

A. (1) - ánh sáng, (2) - hóa học, (3) - hữu cơ.

B. (1) - hóa học, (2) - ánh sáng, (3) - hữu cơ.

C. (1) - ánh sáng, (2) - hóa học, (3) - vô cơ.

D. (1) - hóa học, (2) - ánh sáng, (3) - vô cơ.

9.31. Cho các ứng dụng sau: (1) sản xuất sinh khối vi sinh vật (protein đơn bào); (2) làm rượu nếp, tương cà, dưa muối; (3) sản xuất các chế phẩm sinh học (enzyme, kháng sinh); (4) sản xuất amino acid.

Những ứng dụng từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật là:

A. (1), (3), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (2), (3).

9.32. Trong quá trình sinh tổng hợp, protein được tổng hợp bằng cách

A. kết hợp các nucleotide với nhau.

B. kết hợp giữa acid béo và glycerol.

C. kết hợp giữa các amino acid với nhau.

D. kết hợp các phân tử đường đơn với nhau.

9.33. Vì sao trong quá trình phân giải ở vi sinh vật, phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng?

A. Giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vật.

B. Giúp tạo ra các chất đơn giản, vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.

C. Giúp tạo ra chất hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển.

D. Giúp tạo ra các chất vô cơ để khép kín vòng tuần hoàn vật chất.

9.34. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Quá trình phân giải protein diễn ra bên trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme protease.

B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa kị khí đường glucose, lactose thành sản phẩm chủ yếu là lactic acid.

C. Vi sinh vật sử dụng enzyme cellulase có sẵn trong môi trường để biến đổi cellulose thành các phân tử đường.

D. Vi sinh vật tiết enzyme lipase để phân giải lipid trong môi trường nuôi cấy.

9.35. Trong quá trình lên men rượu, nấm men chuyển hóa glucose thành sản phẩm:

A. ethanol và O2.

B. ethanol và CO2.

C. ethanol, lactic acid và CO2.

D. ethanol, lactic acid và O2.

Trang

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT sinh 10 sách mới, giải bài tập sinh 10 cánh diều, giải sinh 10 CD chủ đề 9 Sinh học vi sinh vật, giải chủ đề 9 Sinh học vi sinh vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác