Giải ngắn gọn Tin học 11 định hướng KHMT cánh diều bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

Giải siêu ngắn bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng sách tin học 11 định hướng Khoa học máy tính cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Theo em, lừa đảo trên không gian mạng dễ gặp hay hiếm thấy? Dễ tránh hay khó tránh? Vì sao?

Trả lời:

Lừa đảo trên không gian mạng có thể gặp rất phổ biến và đa dạng. Không phải tất cả các trường hợp đều dễ dàng tránh được, và mức độ nguy hiểm và khả năng ảnh hưởng có thể khác nhau.

 

1. LỪA ĐẢO QUA MẠNG

Câu 1: Em hãy sử dụng máy tìm kiếm tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến trên mạng và cho biết:

  1. Số kết quả trả về là nhiều hay ít?
  2. Có thể tính được có bao nhiêu dạng lừa đảo hay không?

Trả lời:

Truy cập công cụ tìm kiếm tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến” cho thấy:

  1. Số kết quả trả về là rất nhiều.
  2. Có thể nêu ra một số dạng lừa đảo sau:

- Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà

- Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả

- Lửa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân

- Lừa đảo qua mạng xã hội

 

2. VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN MẠNG

Câu 1: Theo em cụm từ “anh hùng bàn phím” có hàm ý gì? Hãy nêu vài ví dụ cụ thể về anh hùng bàn phím?

Trả lời:

- “Anh hùng bàn phím” là cụm từ thường được dùng mang ý nghĩa mỉa mai những người dùng mạng xã hội khi họ thể hiện ý kiến, nhận xét, bình luận một cách rất hùng hổ, mạnh miệng, nhưng chỉ nấp sau màn hình máy tính, dùng bàn phím đưa ra quan điểm chứ ko đầu tư sức lực hay giá trị vật chất thực tế. Ý nghĩa của cụm từ này là mọi người có thể nói bất kỳ điều gì trên mạng, nhưng điều quan trọng hơn là hành động và thực tế trong cuộc sống thực tế mới thật sự có giá trị.

- Ví dụ: Một số việc trên facebook, chưa rõ nguyên nhân do đâu, thì cư dân mạng đã quay qua chỉ trích nói những lời không đúng sự việc

Câu 2: Nếu em là người có nhiều fan hâm mộ trên mạng xã hội, em nên làm gì và tránh những gì?

Trả lời:

Các hành động nên thực hiện:

- Cung cấp và chia sẻ thông tin hữu ích cho cộng đồng để mọi người có thể xem và học hỏi.

- Tạo sự nhận thức bằng việc đăng tải cảnh báo về các tình huống phổ biến để cùng nhau tăng cường sự cảnh giác.

Các hành động không nên thực hiện:

- Đăng tải hoặc chia sẻ nội dung không mang ý nghĩa hoặc không có giá trị.

- Sử dụng ngôn ngữ thô tục khi trực tuyến.

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Em sẽ làm gì khi nhận được email báo được một phần quà vì là khách hàng trung thành và phải gửi ngay một khoản tiền để nhận thưởng?

Trả lời:

Khi nhận một email thông báo về việc bạn đã trúng thưởng vì là khách hàng trung thành và được yêu cầu gửi một khoản tiền để nhận phần quà, em sẽ xác định rằng đó là một hình thức lừa đảo và bỏ qua yêu cầu đó cũng như không gửi tiền. Đồng thời em sẽ chia sẻ thông tin này với bạn bè, gia đình và người thân để họ cùng biết cách tránh những hình thức lừa đảo tương tự.

Câu 2: Ngày 17/6/2021, Bộ thông tin và truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, trong đó có quy định chung về Quy tắc lành mạnh: hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Em hãy trích ra một số quy tắc ứng xử cho cá nhân về điều này.

quy định chung về Quy tắc lành mạnh: hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông qua Bộ Quy tắc ứng xử trên các nền tảng mạng xã hội kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT vào ngày 17-6-2021. Trong đó, Điều 4 và Điều 5 của Quyết định đề cập đến việc quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, và viên chức khi họ sử dụng các dịch vụ mạng xã hội. Dưới đây là 10 điều quan trọng cần nhớ cho cán bộ, công chức, và viên chức khi tham gia mạng xã hội:

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy cho biết những dấu hiệu để phát hiện lừa đảo qua mạng.

Trả lời:

- Phát hiện lỗi chính tả hoặc ngữ pháp trong email hoặc trang web. Giao tiếp chuyên nghiệp qua email và trang web là quan trọng đối với tổ chức và doanh nghiệp uy tín. Những sai sót này có thể là do kẻ lừa đảo không chuyên nghiệp, cố gắng tránh qua các bộ lọc thông minh, hoặc do bản dịch từ một ngôn ngữ khác, được thực hiện bởi kẻ lừa đảo vượt biên giới để tạo sự mới lạ và lừa dối nạn nhân.

- Viết sai chính tả trong tên miền. Tên miền thường bao gồm một số phần được ngăn cách bởi dấu chấm. Phần đầu thường là viết tắt của tên cơ quan, tổ chức, hoặc doanh nghiệp, dễ nhớ, trong khi các phần đuôi như .com, .net, .org thường ít được chú ý hơn. Các phần đuôi tên miền khác với tên miền chính thức mà tổ chức, cơ quan, hoặc doanh nghiệp thường sử dụng có thể là một dấu hiệu của lừa đảo.

- Địa chỉ URL không khớp với địa chỉ hiển thị mời bạn nhấn chuột. 

- Email, tin nhắn từ người lạ hoặc từ người quen mà bạn đã lâu không liên hệ.Tạo ra tình huống khẩn cấp là một trong những chiêu trò phổ biến của kẻ lừa đảo, để làm bạn không kịp suy nghĩ về hậu quả của hành động mà họ yêu cầu

Câu 2: Hãy cho biết quy tắc nền tảng về văn hoá, đạo đức trên mạng.

Trả lời:

Quy tắc nền tảng: Thế giới ảo, cuộc sống thực.

Trong không gian mạng, người dùng cần tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức, văn hoá và pháp luật giống như trong cuộc sống hàng ngày. Luôn lưu tâm rằng tham gia vào mạng chính là than gia vào cộng đồng.

  1. Hãy đặt mình vào vị trí người khác.

  2. Rộng lượng với người khác, không gây chiến trên mạng.

  3. Tôn trọng “Văn hóa nhóm”.

  4. Tôn trọng thời gian và công sức của người khác.

  5. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

  6. Không lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu. 

 

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

Câu 1: Cần làm gì trước khi nháy vào một liên kết trong email từ người gửi chưa chắc đáng tin?

Trả lời:

- Đề phòng trước những email hoặc tin nhắn từ người chưa quen biết, đặc biệt là khi chúng sử dụng cách gọi tên chung chung hoặc gửi thông điệp đột xuất từ người thân quen mà bạn ít liên hệ. Một trong những thủ đoạn phổ biến của kẻ lừa đảo là tạo tình huống khẩn cấp để đánh lừa nạn nhân, khiến họ không kịp suy nghĩ về hậu quả.

- Khi bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về email hoặc tin nhắn, hãy cẩn trọng và không bao giờ mở các liên kết hoặc tệp đính kèm mà bạn không tin tưởng. Thay vào đó, hãy kiểm tra địa chỉ đích thực để xác định xem liên kết đó có phải là lừa đảo hay không.

Câu 2: Quy tắc ứng xử văn minh và có đạo đức trên mạng có gì khác với trong cuộc sống thực?

Trả lời:

Quy tắc ứng xử văn minh và có đạo đức trên mạng không có sự khác biệt lớn so với trong thế giới thực. Tuy nhiên, do bản chất ảo của không gian mạng, việc thực thi các nguyên tắc này có thể trở nên khó khăn hơn khi một số người không tuân thủ chúng. Hơn nữa, việc giám sát và điều chỉnh sự tuân thủ các quy tắc này trên mạng cũng gặp khó khăn hơn so với trong cuộc sống thực.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Tin học 11 cánh diều bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng, Giải ngắn gọn Tin học 11 cánh diều bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác