Đáp án Tin 11 Khoa học máy tính cánh diều bài Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

Đáp án bài Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Tin 11 Khoa học máy tính Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓATRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI PHÒNG TRÁNH LỪA ĐẢO VÀ ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN MẠNG

KHỞI ĐỘNG

CH 1: Theo em, lừa đảo trên không gian mạng dễ gặp hay hiếm thấy? Dễ tránh hay khó tránh? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

Vì chúng có rất nhiều chiêu trò lừa đảo và đánh vào đúng tâm lí người dùng

1. LỪA ĐẢO QUA MẠNG

CH 1: Em hãy sử dụng máy tìm kiếm tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến trên mạng” và cho biết:

1) Số kết quả trả về là nhiều hay ít?

2) Có thể tính được có bao nhiêu dạng lừa đảo hay không?

Đáp án chuẩn:

1) Số kết quả trả về rất nhiều

2) Không thể tính được có dạng lừa đảo

2. VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN MẠNG

CH 1. Theo em cụm từ “anh hùng bàn phím" có hàm ý gì? Hãy nêu vài ví dụ cụ thể về “anh hùng bàn phím"

Đáp án chuẩn:

"Anh hùng bàn phím" sử dụng với ý nghĩa mỉa mai, chê cười những người "giấu mặt" sau màn hình máy tính. Ví dụ: Một số việc trên facebook, chưa rõ nguyên nhân, cư dân mạng đã quay qua chỉ trích nói những lời không đúng sự việc

CH 2: Nếu em là người có nhiều fan hâm mộ trên mạng xã hội, em nên làm gì và tránh những gì?

Đáp án chuẩn:

  • Nên: Đăng và chia sẻ những nội dung bổ ích, tuyên truyền lên trang của mình những cảnh báo mà chúng ta dễ gặp để mọi người cùng nhau cảnh giác

  • Không nên: Đăng hoặc chia sẻ những nội dung không ý nghĩa, nói những từ thô tục.

VẬN DỤNG

CH 1: Em sẽ làm gì khi nhận được email bảo được thưởng một phần quà vì là khách hàng trung thành và phải gửi ngay một khoản tiền để nhận thưởng?

Đáp án chuẩn:

Xác minh sự thật thông tin, không nên tin vào nhưng tin nhắn lạ.

CH 2: Ngày 17/6/2021. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, trong đó có quy định chung về Quy tắc lành mạnh: hành vi ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Em hãy trích ra một số quy tắc ứng xử cho cá nhân về điều này.

Đáp án chuẩn:

Điều 3. Quy tắc ứng xử chung. Quy tắc ứng xử chung là những quy tắc áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng:

  1. Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật.

  2. Quy tắc Lành mạnh

  3. Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin.

  4. Quy tắc Trách nhiệm.

LUYỆN TẬP

CH 1: Hãy cho biết những dấu hiệu để phát hiện lừa đảo qua mạng.

Đáp án chuẩn:

  • Cảnh báo rủi ro từ hành vi mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng.

  • Cảnh giác với phương thức thủ đoạn giả danh cơ quan tư pháp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

  • Nâng cao sức đề kháng trước thông tin xấu độc, lừa đảo trên không gian mạng

CH 2: Hãy cho biết quy tắc nền tảng về văn hoá, đạo đức trên mạng.

Đáp án chuẩn:

  1. Hãy đặt mình vào vị trí người khác.

  2. Rộng lượng với người khác, không gây chiến trên mạng.

  3. Tôn trọng “Văn hóa nhóm”.

  4. Tôn trọng thời gian và công sức của người khác.

  5. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

  6. Không lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu. 

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

CH 1: Cần làm gì trước khi nháy vào một liên kết trong email từ người gửi chưa chắc chắn đáng tin?

Đáp án chuẩn:

Chú ý những cách viết sai chính tả đánh lừa người đọc, kiểm tra lại thông tin email bằng một số hình thức khác.

CH 2: Quy tắc ứng xử văn minh và có đạo đức trên mạng có gì khác với trong cuộc sống thực?

Đáp án chuẩn:

Không có khác biệt lớn. Tuy nhiên, việc thực thi các quy tắc này có thể trở nên khó khăn hơn khi một số người không đáp ứng các quy tắc đó. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác