Giải ngắn gọn Địa lí 11 Chân trời Bài 3: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Giải siêu ngắn Bài 3: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế sách lịch sử và địa lí 11 chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

I. CÁC NHÓM NƯỚC

1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

Câu 1: Dựa vào bảng 3 và thông tin trong bài, hãy nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

Trả lời:

- Thương mại thế giới phát triển mạnh: tốc độ tăng trưởng thương mại rất cao, tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

 

2. Hệ quả và ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Câu 1: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

- Phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Trả lời:

- Hệ quả: thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, giao lưu kinh tế- văn hóa, tiếp thu được thành tưu khoa học.

- Ảnh hưởng: đem lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đặt ra nhiều thách thức mà các nước phải vượt qua.

 

II. KHU VỰC HÓA KINH TẾ

1. Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế

Câu 1: Dựa vào thông tin trong bài, hãy nêu các biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.

Trả lời:

- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới: kí kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. 

- Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển: Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng. 

 

2. Hệ quả và ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

Câu 1: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày hệ quả của khu vực hóa kinh tế.

- Phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Trả lời:

- Hệ quả:

  • Tích cực: Thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. 

  • Thách thức: tăng khoảng cách giàu nghèo và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước.

- Ý nghĩa: Góp phần tăng cường hợp tác giữa các nước, tăng vị thế của mỗi quốc gia, phát huy năng lực quốc gia.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nêu một số ví dụ chứng minh cho biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế. 

Trả lời:

- Ví dụ về biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế: Thị trường tài chính ở Việt Nam ngày càng được mở rộng.

+ Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết nối với ngân hàng nước ngoài. 

+ Ở Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt động, như: HSBC, Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…

 

Câu 2: Vẽ sơ đồ ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Trả lời:

 

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy tìm hiểu về ảnh hưởng của toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế đến cơ hội tìm kiếm việc làm của giới trẻ hiện nay.

Trả lời:

Toàn cầu hóa góp phần giúp các bạn trẻ tìm được nhiều cơ hội việc làm hơn trong nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, tuy nhiên toàn cầu hóa nhanh. Tuy nhiên nó cũng khiến cho giới trẻ phải không ngừng trau dồi kĩ năng kiến thức để có thể đáp ứng được xu thế thời đại. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế , Giải ngắn Địa lí 11 CTST Bài 3: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Bình luận

Giải bài tập những môn khác