Giải GDQP- AN 11 bài 6: Kĩ thuật sử dụng lưu đạn

Hướng dẫn giải bài 6: Kĩ thuật sử dụng lưu đạn trang 91 sgk Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 11. Với cách giải chi tiết, cụ thể và dễ hiểu. Hi vọng, học sinh sẽ nắm được nội dung bài học tốt hơn, hiệu quả hơn.

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. Giới thiệu một số loại lựu đạn Việt Nam

1. Lựu đạn

a. Tác dụng, tính năng

 Dùng để tiêu diệt sinh lực địch bằng các mảnh gang vụn.

- Bán kính sát thương 5m.

- Thời gian phát lửa đến khi lựu đạn nổ là 3,2 – 4,2 giây.

- Chiều cao: 118mm.

- Đường kính thân 50mm.

- Trọng lượng nặng 450g.

b. Cấu tạo: gồm:

  • Thân lựu đạn: Vỏ bằng gang có nhiều khía tạo thành múi, cổ lựu đạn có ren để liên kết các bộ phận, bên trong lựu đạn chứa thuốc nổ TNT.
  • Bộ phận gây nổ lắp vào thân lựu đạn: cần bẩy, lò xo kim hỏa, kim hoả, chốt an toàn, mỏ vịt để giữ đuôi kim hoả, hạt lửa để phát lửa thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm, kíp.

c. Chuyển động gây nổ

  • Lúc bình thường, chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hoả, kim hoả ép lò xo lại.
  • Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát cháy đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy từ 3,2- 4,2s, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ gây nổ lựu đạn

2. Lựu đạn cần 97

a. Tác dụng, tính năng

  • Dùng để sát thương sinh lực địch bằng các mảnh gang vỡ, bán kính sát thương 5m hời gian phát lửa đến khi lựu đạn nổ là 4 – 5 giây, trọng lượng nặng 530g.

b. Cấu tạo

  • Thân lựu đạn: Cán lựu đạn bằng gỗ, nắp phòng ẩm, vỏ bằng gang, bên trong lựu đạn chứa thuốc nổ TNT.
  • Bộ phận gây nổ ở bên trong chính giữa thân lựu đạn: Dây nụ xoè, nụ xoè, dây cháy chậm, kíp.

c. Chuyển động gây nổ

  • Khi giật giây nụ xoè, nụ xoè phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm cháy trong khoảng 4-5s.
  • Khi dây cháy chậm cháy hết, phụt lửa vào kíp, làm kíp nổ, gây nổ lựu đạn.

II. Quy tắc sử dụng và bảo quản lựu đạn

1. Sử dụng, giữ gìn lựu đạn thật

a. Sử dụng lựu đạn

  • Chỉ những người nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo của lựu đạn, thành thạo động tác sử dụng mới được sử dụng lựu đạn, chỉ sử dụng lựu đạn khi đã được kiểm tra chất lượng.
  • Chỉ sử dụng lựu đạn khi có hiệu lệnh của người chỉ huy.Tuỳ vào địa hình địa vật và tình hình địch để lựa chọn tư thế ném lựu đạn.
  • Khi ném lựu đạn xong, phải quan sát kết quả ném và tình hình địch để có biện pháp xử lí kịp thời.

b. Giữ gìn lựu đạn

  • Lưu đạn phải để nơi khô ráo, thoáng gió, không để lẫn với các loại đạn,  thuốc nổ, hay chất dễ cháy.
  • Không để rơi và va chạm mạnh.
  • Khi mang, đeo lựu đạn: không được móc mỏ vịt vào thắt lưng, không rút chốt an toàn.

2. Quy định sử dụng lựu đạn.

  • Cấm sử dụng lựu đạn thật để huấn luyện, luyện tập.
  • Không dùng lựu đạn tập có nổ hay không nổ để đùa nghịch.
  • Khi tập không được ném lựu đạn vào nhau.

III. Tư thế, động tác đứng ném lựu đạn

1. Trường hợp vận dụng: 

Vận dụng trong trường hợp có vật cản che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực, phía sau không bị vướng mục tiêu ở xa

2. Động tác

  • Cử động 1: Chân trái bước lên (hoặc chân phải lùi về sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, người hơi cúi về trước, gối trái khuỵu, chân phải thẳng. Kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn hay giật dây nụ xòe.
  • Cử động 2: Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về sau, đồng thời lấy mũi chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải, ngã về sau, chân trái thẳng (không nhắc chân), gối phải hơi chùng.
  • Cử động 3: Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải ném lựu đạn đi. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước hợp với mặt phẳng ngang một gốc khoảng 450, thì buông lựu đạn ra đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay phai đưa súng về phía sau cho cân bằng và đảm bảo an toàn. Chân phải theo đà bước lên một bước , tay phải cầm súng tiếp tục tiến, bắn hoặc ném quả khác.

3. Chú ý

  • Nếu thuận tay trái, động tác ngược lại.
  • Mọi cử động trong động tác phải phối hợp nhịp nhàng theo quy luật tự nhiên.
  • Trước khi ném lựu đạn phải khởi động thật kỹ, đặc biệt là các khớp vai, khuỷu tay và khớp cổ tay.
  • Muốn ném lựu đạn xa phải biết phối hợp sức bật của chân, sức rướn của thân người, sức vút của cánh tay và buông lựu đạn đúng thời cơ.
  • Khi ném lựu đạn phải triệt để lợi dụng địa hình, địa vật hoặc nằm xuống để đảm bảo an toàn.

IV- Ném lựu đạn trúng đích

1. Đặc điểm, yêu cầu:

a. Đặc điểm

  • Mục tiêu có vòng tính điểm
  • Người ném ở tư thế thoải mái

b. Yêu cầu

  • Biết kết hợp sức ném và hướng ném để cho lựu đạn đi vừa đúng hướng vừa đúng cự li của mục tiêu

2. Điều kiện kiểm tra

Bãi kiểm tra

Kẻ ba vòng tròn đồng tâm, bán kính của các vòng: 1m, 2m và 3m. Từ tâm vòng tròn kẻ 1 đường trục thẳng hướng ném và cắm bia số 4.

  • Cự ly ném: Nam 25m, nữ 20m.
  • Tư thế ném: Đứng ném tại chổ sau khối chắn, có súng. Khi ném có thể dựa súng vào vật chắn.
  • Số lựu đạn: Hai quả lựu đạn tập.

3. Đánh giá thành tích

  • Giỏi: trúng vòng tròn 1
  • Khá: trúng vòng tròn 2
  • Trung bình: trúng vòng tròn 3
  • Không đạt yêu cầu: không trúng vòng nào

4. Thực hành tập ném lựu đạn

a. Người ném (Người tập)

  • Tại vị trí chuẩn bị: Kiểm tra lựu đạn, súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC, mang đeo trang bị...
  • Nghe khẩu lệnh: “Tiến”. Nhanh chóng xách súng, vận động vào vị trí ném.
  • Nghe khẩu lệnh “Mục tiêu bia số 10, đứng chuẩn bị ném”: Làm động tác chuẩn.
  • Nghe khẩu lệnh “Ném”: Ném thử 1 quả vào mục tiêu. Sau đó ném quả thứ 2(tính điểm)
  • Sau khi ném xong nghe công bố kết quả. Khí có khẩu lệnh “Đằng sau”, “Bên phải”, “Bên trái” – “Quay”: Thực hiện động tác quay rồi cơ đọng về vị trí quy định.

b. Người phục vụ

  • Người phục vụ có nhiệm vụ quan sát điểm rơi, điểm lăn cuối cùng của lựu đạn, báo kết quả ném và nhặt lựu đạn về vị trí.
  • Kết quả ném phải căn cứ vào điểm rơi của lựu đạn để báo cho chính xác.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 97 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Nêu tính năng chiến đấu, cấu tạo chính và nguyên lí chuyển động của lựu đạn Ф1 Việt Nam.

Câu 2: Trang 97 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Muốn ném lựu đạn trúng đích, an toàn phải chú ý gì?

Câu 3: Trang 97 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Tại sao phải khởi động trước khi ném lựu đạn?

Câu 4: Trang 97 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Nêu nhiệm vụ của người phục vụ khi luyện tập, kiểm tra ném lựu đạn.

Câu 5: Trang 97 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Thực hành ném lựu đạn trúng đích?
Từ khóa tìm kiếm: GDQP-AN 11, giải quốc phòng an ninh 11, giải bài 6: Kĩ thuật sử dụng lưu đạn lớp 11, hướng dẫn học giáo dục quốc phòng an ninh 11, bài 6: Kĩ thuật sử dụng lưu đạn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác