Giải GDQP- AN 11 bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

Hướng dẫn giải bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC trang 75 sgk Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 11. Với cách giải chi tiết, cụ thể và dễ hiểu. Hi vọng, học sinh sẽ nắm được nội dung bài học tốt hơn, hiệu quả hơn.

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. Ngắm bắn

1. Khái niệm: là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đưa quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu

2. Định nghĩa về ngắm bắn

a. Đường ngầm cơ bản:  là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm

b. Điểm ngắm đúng: là điểm ngắm đã được xác định từ trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn  đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu

c. Đường ngắm đúng: là đường ngầm cơ bản được gióng vào điểm đã được xác định với điều kiện mặt súng phải thăng bằng

Giải GDQP- AN 11 bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

3. Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn

a. Đường ngầm cơ bản sai lệch

  • Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp (cao) hơn so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng thấp (cao) hơn so với điểm định bắn trúng.
  • Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái (phải) hơn so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng lệch trái (phải) so với điểm định bắn trúng.
b. Điểm ngắm sai.
  • Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu.
c. Mặt súng không thăng bằng.
  • Khi có đường ngắm cơ bản đúng, có điểm ngắm đúng, nếu mặt súng nghiêng về bên nào thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp và lệch về bên đó.

II. Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC

1. Trường hợp vận dụng:

  • Trong chiến đấu, tình hình địch, địa hình không cho phép người bắn thực hiện động tác quỳ bắn và đứng bắn
  • Trong học tập, được lệch của người chỉ huy, người bắn làm động tác nằm bắn

2. Động tác nằm bắn: gồm động tác nằm chuẩn bị bắn, động tác bắn và động tác thôi bắn.

III- Tập ngắm chụp và ngắm trúng, chụp

1. Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu

a. Ý nghĩa

  • Giúp ng­ười tập biết đư­ợc mức độ chính xác đ­ờng ngắm của mình khi ngắm bắn, biết độ trúng và chụm hoặc điểm ngắm sang phải, sang trái và cao, thấp .. để quá trình tập luyện, rèn luyện sửa chữa...
  • Giúp ng­ười chỉ huy biết đư­ợc từng ng­ời mà chỉ đạo giúp đỡ trong quá trình tập luyện.

b. Đặc điểm

  • Đây là b­ước tập cơ bản đầu tiên, đòi hỏi ng­ời học phải có tính cụ thể, tỉ mỉ, sự tập trung và độ chính xác cao, dễ gây mệt mỏi.
  • Ng­ười tập và ng­ời phục vụ phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, nếu không kết quả thu đ­ợc sẽ không chính xác.

c. Yêu cầu

  • Nắm chắc các yếu tố về ngắm bắn.
  • Rèn luyện tính cụ thể, tỉ mỉ, kiên nhẫn, tích cực, tự giác.

2. Cách tiến hành tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm.

a. Công tác chuẩn bị

  • Chuẩn bị: Súng AK, bao cát, giấy trắng, kẹp sắt, bút chì vót nhọn, thước kẻ và thước mm, đồng tiền di động, bẳng ngắm trúng, chụm.

b. Cách tiến hành

* Ngắm chụm

  • Người phục vụ: cắm bảng đó chuẩn bị, với cự ly 10 m tính từ bệ đặt súng đến bảng ngắm; làm xong ngồi sang phải hoặc trái, quay mặt vào bai bai phục vụ người tập ngắm, tay phải cầm đồng tiền di động thực hiện đặt vào vị trí nhất định trên bảng ngắm chụm.
  • Người tập: làm động tác nằm chẩu bị bắn: Đặt súng trên bệ ở tư thế đó thỏo băng đạn, người ngắm thực hành điều chỉnh súng thẳng hướng bia & ngắm 1 tay chống cằm để đầu đỡ rung động, 1 tay điều chỉnh súng đưa đường ngắm cơ bản và chính giữa vũng đen của đồng tiền ( chú ý không được tỳ súng vào vai và không chỉnh súng để ngắm); khi đó lấy được đường ngắm, người ngắm hô (được), khi lấy đường ngắm xong, người ngắm không động vào súng (hô chấm)
  • Người phục vụ: Giữ đồng tiền ở vị trí, dùng bút chỡ chấm vào chính giữa tâm bia đồng tiền đen, khi xong di đồng tiền ra chỗ khác, cách điểm vừa chấm 2 – 4 cm.
  • Người tập: súng để nguyên không chạm vào súng, hai tay tiếp tục chống vào má cho khỏi rung, tiếp tục ngắm và điều khiển người phục vụ đưa đồng tiền về vị trí ngắm lần đầu; cách điều khiển dùng kí hiệu hoăc lời nói; khi vũng trũn đen của đồng tiền đó đúng điểm ngắm trước; hô (chấm); cứ như vậy ngắm tiếp lần 3.

* Tập ngắm trúng và chụm.

  • Cách tiến hành luyện tập cơ bản như tập ngắm chụm, chỉ khác: Trước khi người tập vào ngắm, giáo viên hoặc người ngắm giỏi được chỉ định lấy đường ngắm đầu tiên làm chuẩn, ngắm xong thì hô người phục vụ đánh dấu điểm ngắm.
  • Người phục vụ: Dùng bút chì chấm thẳng góc qua lỗ ở tâm vòng tròn đen của đồng tiền vào bia, dùng thước kẻ kẻ trục dọc và ngang qua tâm điểm ngắm vừa chấm, giao điểm của 2 đường thẳng đó là điểm kiểm tra.
  • Người tập: Nằm sau súng và không xê dịch vị trí súng, lấy đường ngắm vào điểm kiểm tra và điều khiển người phục vụ di chuyển đồng tiền di động vào đúng điểm kiểm tra, cách điều khiển người phục vụ như khi tập ngắm chụm, ngắm đủ 3 lần thì đổi tập cho người phục vụ.
  • Người phục vụ: Ngoài việc kiểm tra, đánh giá độ chụm còn đánh giá cả độ trúng so với điểm kiểm tra. 

IV- Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên của AK

1. Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu:

a. Ý nghĩa:

Nhằm rèn luyện cho học sinh nắm chắc và thực hiện tốt động tác bắn cơ bản, kĩ năng bắn trúng, chụm vào mục tiêu cố định ban ngày.

b. Đặc điểm

  • Là bài bắn cơ bản, đòi hỏi mức độ ngắm bắn chính xác và động tác thuần thục.
  • Mục tiêu đư­ợc bố trí cố định, có vòng tính điểm.
  • Ng­ười bắn ở t­ thế nằm bắn có bệ tì nên dễ chủ quan, không chú ý đến kỹ thuật ngắm bắn, ảnh hưởng tâm lí khi bắn.

c. Yêu cầu

  • Tích cực, tự giác tập luyện.
  • Thực hiện tốt động tác, nâng cao kỹ năng ngắm bắn.
  • Xây dựng tâm lí vững vàng, tự tin.

2. Điều kiện bài bắn.

 Mục tiêu: Bia số 4a màu đen t­ượng trư­ng cho tên địch (rộng 0,4m, cao 0,5m) có vòng tính điểm, đ­ược dán trên khung bia có kích thư­ớc 0,75m x 0,75m.

  • Cự li bắn 100m.
  • Tư­ thế bắn: Nằm bắn có bệ tì.
  • Phương pháp bắn: Phát một.
  • Thời gian bắn: 5 phút.
  •  Thành tích:
    • Giỏi             :   Từ 25 đến 30 điểm.
    • Khá             :   Từ 20 đến 24 điểm.
    • Trung bình  :  Từ 15 đến 19 điểm.
    • Yếu                  : D­ưới 15 điểm.

3. Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm

Căn cứ: Khi chọn thước ngắm, điểm ngắm phải đảm bảo sao cho khi bắn đường đạn trung bình trúng giữa hoặc gần giữa mục tiêu. Muốn vậy phải căn cứ vào:

  • Cự li bắn.
  • Tính chất mục tiêu.
  • Độ cao đường đạn trung bình so với đường ngắm ở từng cự ly bắn.
  • Điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
  •  Điều kiện thời tiết, góc tà.

Cách chọn: Tùy theo từng điều kiện bắn cụ thể để chọn thước ngắm, điểm ngắm cho phù hợp. Khi chọn thước ngắm có thể chọn thước ngắm tương ứng vói cự ly bắn hoặc chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn.

Thông thường, khi chọn thước ngắm thường chọn thước ngắm tương ứng với cự ly rồi chọn
điểm ngắm vào chính giữa mục tiêu.

Khi cần chọn điểm ngắm thấp hơn điểm định bắn trúng phải chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn, sao cho khi bắn độ cao của đường đạn trung bình trên đường ngắm ở cự ly đó bằng hoặc gần bằng chiều cao từ điểm ngắm đến điểm định bắn trúng.

Để dễ ngắm bắn đồng thời vẫn đảm bảo bắn trúng mục tiêu, khi bắn vào các mục tiêu thấp (tên địch nằm bắn, đứng bắn trong công sự) thường chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn rồi ngắm vào chính giữa mép dưới mục tiêu. Bắn vào các mục tiêu cao to (tên địch đứng, quỳ ngoài công sự) thường chọn thước ngắm tương ứng với cự ly bắn rồi ngắm vào chính giữa mục tiêu.
Khi chọn thước ngắm, điểm ngắm vào mục tiêu bia số 4 theo điều kiện tập nếu:

  • Chọn thước ngắm 1 (độ cao đường đạn so với đường ngắm bằng không) thì phải chọn điểm ngắm ở chính giữa mục tiêu.
  • Chọn thước ngắm 2 (độ cao đường đạn so với đường ngắm là 12cm) thì phải chọn điểm ngắm ở giữa vòng số 8.
  • Chọn thước ngắm 3 (độ cao đường đạn so với đường ngắm là 28cm) thì phải chọn điểm ngắm ở chính giữa mép dưới của mục tiêu.

4. Cách thực hành tập bắn.

Phương pháp:

  • Tại vị trí chờ đợi, người tập nghe thấy chỉ huy goi tên mình thì hô “Có”. Khi có lệnh vào vị trí thì hô “Rõ”, sau đó đi đều vào vị trí tập bắn cách bệ tì khoảng 1,5m thì dừng lại.
  • Nghe lệnh “Nằm bắn”, người tập làm động tác nằm chuẩn bị bắn, sau đó thực hành ngắm bắn vào mục tiêu. Cứ như vậy, người tập làm động tác ngắm bắn vào mục tiêu 4- 5 phát hoặc đến hết thời gian quy định.
  • Nghe lệnh “Thôi bắn, tháo đạn, khám súng - Đứng dậy”, người tập làm động tác tháo đạn, khám súng, sau đó làm động tác đứng dậy.
  • Nghe lệnh “Về vị trí”, người tập làm động tác quay đằng sau, đi đều về vị trí quy định.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 90 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Thế nào là đường ngầm cơ bản, đường ngắm đúng, ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn

Câu 2: Trang 90 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Thực hiện động tác nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn

Câu 3: Trang 90 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu bài bắn mục tiêu cố định.

Câu 4: Trang 90 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Điều kiện và cách tiến hành luyện tập bắn mục tiêu cố định.
Từ khóa tìm kiếm: GDQP-AN 11, giải quốc phòng an ninh 11, giải bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC lớp 11, hướng dẫn học giáo dục quốc phòng an ninh 11, bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

Bình luận

Giải bài tập những môn khác