Giải chuyên đề Vật lí 11 Chân trời Bài 5 Biến điệu

Hướng dẫn giải chuyên đề bài 5 Biến điệu trang 28, chuyên đề học tập Vật lí 11 sách chân trời sáng tạo. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Khi lái ô tô, các tài xế thường lắng nghe thông tin về tình trạng giao thông trên kênh giao thông FM 91 MHz của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài kênh FM, một số đài phát thanh – truyền hình cũng đã từng phát trên sóng radio ở kênh AM. Vậy các thuật ngữ FM, AM là gì và việc phát sóng trên các kênh FM, AM có những ưu, nhược điểm thế nào?

1. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA TRUYỀN THÔNG TIN

Hình thành kiến thức mới 1: Nêu một số ví dụ thực tế về cách truyền thông tin trước khi điện thoại được phát minh.

Hình thành kiến thức mới 2: Kể tên một số thiết bị thu, phát sóng trong đời sống hằng ngày.

2. BIẾN ĐIỆU

Hình thành kiến thức mới 1: Dựa vào hiện tượng sóng dừng, giải thích vì sao chiều dài ngắn nhất của một anten để tạo ra cộng hưởng là $\frac{\lambda}{4}$(/$\lambda$ là bước sóng của sóng điện từ đang xét).

Hình thành kiến thức mới 2: Hãy cho biết trong biến điệu biên độ (AM), tại sao ta cần chuyển sóng âm thành sóng điện từ?

Hình thành kiến thức mới 3: So sánh chức năng của mạch tách sóng và loa trong máy thu sóng với mạch trộn sóng và micro trong máy phát sóng.

Vận dụng: So sánh biên độ và tần số của sóng mang sau khi lần lượt được biến điệu theo hai cách: biến điệu biên độ (AM) và biến điệu tần số (FM).

3. TẦN SỐ VÀ BƯỚC SÓNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG

Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu và nêu giá trị của tần số và bước sóng của sóng vô tuyến được sử dụng trong sóng truyền hình UHF.

Luyện tập: Tìm hiểu tần số của một số kênh truyền thanh ở Việt Nam và tính giá trị bước sóng của sóng điện từ được sử dụng.

4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA BIẾN ĐIỆU BIÊN ĐỘ VÀ BIẾN ĐIỆU TẦN SỐ

Hình thành kiến thức mới 1: Khi muốn nghe nhạc qua máy phát thanh (radio) với chất lượng âm thanh cao, ta thường nghe kênh AM hay FM? Vì sao?

Hình thành kiến thức mới 2: Dựa vào hình 5.11, cho biết khi sóng FM xuyên qua tầng điện lí và đi vào không gian, làm cách nào để máy thu đặt tại mặt đất có thể nhận được tín hiệu sóng FM khi nó không phản xạ trở lại Trái Đất như sóng AM?

Hình thành kiến thức mới 3: Nêu ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp biến điệu AM, FM và lập bảng so sánh.

Luyện tập 1: Trong mạch phát sóng, thông thường có một bộ phận để khuếch đại tín hiệu. Theo em, bộ phận khuếch đại này có tác dụng gì và thường được đặt ở vị trí nào của mạch phát sóng?

Luyện tập 2: Vì sao cần ít nhất một bộ phận khuếch đại ở mạch thu sóng? Bộ phận này đặt ở vị trí nào của mạch thu sóng?

Vận dụng:

Hình 5.12 cho thấy một sóng mang được biến điệu AM bởi một sóng âm

Hình 5.12 cho thấy một sóng mang được biến điệu AM bởi một sóng âm (pure tone).

Hãy xác định tần số sóng mang và tần số sóng âm.

BÀI TẬP

Bài tập 1: Một sóng truyền hình có băng thông bằng 6 MHz. Cho biết giới hạn tần số cao là 60 MHz. Giới hạn tần số thấp của băng thông này bằng bao nhiêu?

Bài tập 2: Cho biết sóng mang đã được biến điệu biên độ có chứa các tần số fc + fm và fc - fm, gọi là dải biên tần số trên và dải biên tần số dưới. Trong đó, fc và fm lần lượt là tần số của sóng mang và tần số của thông tin.

a) Một sóng mang có tần số 300 kHz được biển điệu bởi thông tin có tần số 400 Hz sẽ có các dải biên có tần số bằng bao nhiêu?

b) Tính băng thông bởi sóng AM này.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải chuyên đề vật lí 11, giải CĐ vật lí 11 CTST, giải CĐ vật lí 11 CTST bài 5 Biến điệu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác