Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều chuyên đề 2: Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp

Hướng dẫn soạn chuyên đề 2: Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp sách mới chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 sách cánh diều. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Mở đầu: Em hãy kể về một số loại doanh nghiệp ở địa phương em.

1. KHÁI NIỆM LUẬT DOANH NGHIỆP

Câu hỏi: 

a) Từ trường hợp trên, em hãy cho biết Luật Doanh nghiệp điều chỉnh những hoạt động nào của doanh nghiệp.

b) Em hiểu thế nào là Luật Doanh nghiệp?

2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP

a. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Câu hỏi: 

a) Trong tình huống 1, chị Liên có quyền giảm vốn kinh doanh không? Nếu giảm vốn, chị có cần đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh không? Giải thích vì sao.

b) Theo em, công ty C trong tình huống 2 có quyền kinh doanh thêm ngành nghề mới hay không? Vì sao?

c) Trong trường hợp kinh doanh thêm nghề bán buôn máy móc, thiết bị, phụ tùng điện, công ty C có cần làm thủ tục thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư không? Vì sao?

b. Các loại hình doanh nghiệp

Câu hỏi: 

a) Trong tình huống 1, cách giải thích của anh Q khi không đồng ý cho góp thêm vốn có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vi sao?

b) Trong tình huống 2, công ty X thuộc loại doanh nghiệp gì? Việc chị V huy động vốn kinh doanh và thanh toán riêng cho từng người tương ứng với lợi nhuận thu được của công ty X có đúng với tính chất của doanh nghiệp X hay không? Vì sao?

c. Thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp

Câu hỏi: 

a) Em hãy cho biết trong tình huống 1 chị X có toàn quyền quyết định trong hoạt động của công ty Y hay không. Vì sao?

b) Hành vi, việc làm của ông L trong tình huống 2 có phù hợp với Luật Doanh nghiệp không? Vì sao?

d. Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp

Câu hỏi: 

a) Em hãy nhận xét về việc thực hiện thủ tục giải thể của công ty M.

b) Theo quy định của pháp luật, số tiền 15 tỷ đồng còn lại của công ty phải được giải quyết như thế nào?

LUYỆN TẬP

Câu 1: Ông H là Giám đốc công ty cổ phần, có trụ sở tại tỉnh V. Trong hoạt động, với quyền hạn của mình, ông H tự mình quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, có bàn bạc trao đổi với các Phó Tổng Giám đốc về những nội dung liên quan. Ngoài ra, ông H còn chủ trì, quyết định việc tuyển dụng lao động của công ty theo đề nghị của các bộ phận chức năng.

Ông H đã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình như thế nào? Thực hiện đúng hay sai? Vì sao?

Câu 2: Công ty hợp danh C hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm. Hàng hoá của công ty được bày bán trong cửa hàng khá phong phú, gồm gạo, rau, củ, quả, gia vị, thịt, sữa, rượu, nước uống các loại. Thời gian gần đây, cửa hàng của công ty có bán thêm rượu ngoại và thuốc lá ngoại, là các hàng hóa mà công ty không đăng ký kinh doanh. Vì là hàng nhập lậu, giá cả rẻ nên đã thu hút lượng khách ngày một đông hơn.

a) Việc cửa hàng của công ty C bán rượu và thuốc lá ngoại nhập lậu có phù hợp với pháp luật không? Vì sao?

b) Nếu công ty muốn kinh doanh rượu và thuốc lá ngoại nhưng không phải hàng nhập lậu, cần phải làm thủ tục gì?

Câu 3: Công ty Y là công ty cổ phần mà Nhà nước năm giữ 65% vốn điều lệ. Ông K được Hội đồng thành viên bổ nhiệm làm Giám đốc với nhiệm kỳ 5 năm. Trong nhiệm kỳ của mình, ông K điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hằng ngày của công ty, tự quyết định các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc, không báo cáo với Hội đồng quản trị; tự ký kết các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty theo Luật Doanh nghiệp và theo Điều lệ công ty.

Trong trường hợp này, ông K đã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Giám đốc của mình như thế nào? Có phù hợp với pháp luật không?

Câu 4: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên X có trụ sở tại tỉnh Y, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp năm 2021. Công ty gồm 4 thành viên, trong đó ông A góp 37%, ông B góp 20%, bà C góp 20%, ông D góp 23% vốn điều lệ. Sau 2 năm, ông A triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên để thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Cuộc họp chỉ có ông A, ông B, bà C biểu quyết thông qua nghị quyết mà không có ông D.

Trong trường hợp trên, nghị quyết của công ty X được thông qua có đúng quy định pháp luật về công ty cổ phần không? Vì sao?

Câu 5: Công ty cổ phần G có vốn điều lệ là 60 tỷ đồng, công ty do ba cổ đông H, I và K góp vốn. Ba cổ đông này đều sở hữu số cổ phần bằng nhau, mỗi cổ đông là 20 tỷ đồng. Biết giá trị của tài sản tại thời điểm làm thủ tục giải thể là 70 tỉ đồng. Khi thông báo giải thể, công ty D có các khoản nợ với chủ nợ là 30 tỷ đồng, nợ lương và các khoản nợ đối với người lao động là 15 tỷ đồng.

a) Công ty D sẽ phải làm thủ tục thanh toán nợ như thế nào khi tiến hành thủ tục giải thể?

b) Sau khi thanh toán xong các khoản nợ, số tài sản còn lại của công ty sẽ được xử lý như thế nào?

VẬN DỤNG 

Câu 1: Mỗi nhóm chọn một loại hình doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân) trên địa bàn tỉnh mình, tìm hiểu về tỉnh hình thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc thực hiện Luật Doanh nghiệp. Báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp.

Câu 2: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về Luật Doanh nghiệp và chia sẻ sản phẩm trước lớp.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 sách mới, giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều chuyên đề 2: Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp, giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diềuchuyên đề 2: Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác