Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

Giải bài 8: Xử lí bất hòa với bạn bè sách kết nối tri thức đạo đức 3. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ trải nghiệm:

  • Em và bạn đã từng có bất hoà về việc gì?
  • Em đã xử lí bất hoà đó như thế nào?
Câu trả lời:
  • Bạn và em cùng nhau trực nhật nhưng bạn chỉ ở lại cho đủ số lượng mà không làm gì cả.
  • Em đã xử lí bất hoà đó bằng cách nói chuyện, thể hiện sự hi vọng bạn có thể cùng mình hoàn thành công việc để cả hai được về nhà sớm. Nếu không em sẽ báo cáo lại với cô giáo để giải quyết.

 

KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu biểu hiện bất hoà với bạn bè

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

  • Hãy nêu những biểu hiện bất hoà trong các bức tranh trên?
  • Ngoài ra, em còn biết những biểu hiện bất hoà nào khác? 
Câu trả lời:
  • Những biểu hiện bất hoà trong các bức tranh trên:
    • Tranh 1: ý kiến của hai bạn không tương đồng dẫn đến tranh cãi.
    • Tranh 2: bạn gái tóc ngắn có thái độ tẩy chay bạn Hoa.
    • Tranh 3: bạn nhỏ áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác và cho rằng bạn mình đang nói dối.
    • Tranh 4: các bạn nói xấu sau lưng nhau.
    • Tranh 5: các bạn đổ lỗi cho nhau vì không biết ai làm gãy thước kẻ của Huệ.
  • Những biểu hiện bất hoà khác:
    • Cùng tranh giành một đồ vật xem ai là người lấy được nó trước.
    • Chỉ nghe lời nói từ bạn A và cho rằng lỗi là từ phía bạn B.

 

2. Tìm hiểu lợi ích của xử lí bất hoà với bạn bè

Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

  • Các bạn đã làm gì để xử lí bất hoà?
  • Nếu không xử lí bất hoà thì điều gì có thể xảy ra?

Câu trả lời:

  • Cách các bạn xử lí bất hoà:
    • Trường hợp 1: bạn An đã kiềm chế, giữ bình tĩnh để nói chuyện với Hùng, lắng nghe Hùng nói và bày tỏ ý kiến của mình.
    • Trường hợp 2: bạn Hà chủ động tìm gặp Mai để làm hoà và gắn kết tình bạn của cả ba.
  • Nếu không xử lí bất hoà, tình bạn sẽ không lâu bền, dễ xảy ra xung đột, cãi vã, thậm chí có thể không chơi với nhau nữa.

 

3. Tìm hiểu cách xử lí bất hoà với bạn bè

  • Quan sát tranh và nêu cách xử lí bất hoà với bạn bè?

Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

  • Em còn cách xử lí nào khác khi có bất hoà với bạn bè?

Câu trả lời:

  • Cách xử lí bất hoà với bạn bè trong tranh:
    • Bình tĩnh khi có bất hoà với bạn.
    • Tìm hiểu nguyên nhân gây bất hoà.
    • Nói chuyện với bạn, bình tĩnh lắng nghe, không cắt lời, không chen ngang.
    • Nếu mình có lỗi, cần thành thật xin lỗi.
    • Bắt tay và vui vẻ làm hoà.
  • Cách xử lí khác khi có bất hoà với bạn bè:
    • Nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo.
    • Mua đền cho bạn đồ bị mình làm hỏng.
    • Nhờ bạn bè giúp đỡ để giải quyết bất hoà với bạn.

 

4. Giúp bạn bè xử lí bất hoà

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi: Khi thấy hai bạn bất hoà, Tuấn đã làm gì?

Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

Câu trả lời:

Khi thấy hai bạn bất hoà, Tuấn đã lắng nghe và giúp các bạn nhận rõ đúng, sai.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu 1. Nhận xét các ý kiến dưới đây:

Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

Câu 2. Em đồng tình hoặc không đồng tình với cách xử nào dưới đây? Vì sao?

Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

Giải bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

Câu 3. Xử lí tình huống

Câu 4. Em sẽ khuyên các bạn điều gì?

VẬN DỤNG

Câu 1. Hãy chia sẻ với bạn những việc em đã làm hoặc sẽ làm để xử lí bất hoà với bạn.

Câu 2. Em hãy tư vấn cho các bạn hàng xóm, bạn ở lo[ứ cách xử lí nếu giữa các bạn đang có bất hoà.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải đạo đức 3 kết nối tri thức, đạo đức 3 kntt, giải sách lớp 3 kntt, giải bài xử lí bất hòa với bạn bè, giải bài 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác