Giải âm nhạc 10 kết nối Phần một kiến thức chung chủ đề 3: Về miền kí ức

Giải phần một kiến thức chung chủ đề 3: Về miền kí ức - Sách âm nhạc 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHỦ ĐỀ 3: VỀ MIỀN KÍ ỨC

I. LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: NHẬN BIẾT GIỌNG SON TRƯỞNG VÀ MI THỨ

Quan sát và nhận xét về hóa biểu của hai bản nhạc dưới đây:

Quan sát và nhận xét về hóa biểu, âm kết của hai bản nhạc dưới đây

Trả lời:

Hai bản nhạc đều có hóa biểu là dấu thăng (dùng để nâng cao độ của nốt nhạc lên nửa cung)

1. Giọng Son trưởng

Giọng Son trưởng

  • Giọng Son trưởng có hóa biểu là Pha thăng, âm chủ là âm Son
  • Giọng Son trưởng thường có tính chất tươi sáng, khỏe khoắn

2. Giọng Mi thứ

Giọng Mi thứ

  • Giọng Mi thứ có hóa biểu là Pha thăng, âm chủ là âm Mi
  • Giọng Mi thứ thường có tính chất mềm mại, êm dịu.

Yêu cầu: Nêu sự giống và khác nhau giữa giọng Son trưởng và giọng Mi thứ.

Trả lời:

  • Giống nhau: đều có hóa biểu là Pha thăng
  • Khác nhau: Giọng Mi thứ có âm chủ là Mi, tính chất mềm mại, êm dịu; giọng Son trưởng có âm chủ là Son, tính chất tươi sáng, khỏe khoắn.

 

III. ĐỌC NHẠC

Đọc gam và âm ổn định của giọng Mi thứ

Đọc gam và âm ổn định của giọng Mi thứ

1. Luyện tập gõ theo tiết tấu

1. Luyện tập gõ theo tiết tấu

2. Bài đọc nhạc số 3

2. Bài đọc nhạc số 3

3. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm

3. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm

1. Bài đọc nhạc số 3 được viết ở giọng gì?

2. Giải thích các kí hiệu có trong Bài đọc nhạc số 3.

3. Cho biết sự giống và khác nhau giữa câu 1 và câu 2 của Bài đọc nhạc số 3.

Trả lời:

1. Bài đọc nhạc số 3 viết ở giọng Son trưởng.

2. Các kí hiệu có trong Bài đọc nhạc số 3: Dấu thăng, dấu nối, nhịp độ mf...

3. Giống nhau: câu 1 và câu 2 đều cùng nhịp 2/4; khác nhau: câu 1 sử dụng nhịp độ mf, câu 2 sử dụng nhịp độ mp.

 

IV. HÁT

1. Khởi động giọng

Khởi động giọng

2. Học hát

2. Học hát

2. Học hát

Yêu cầu:

1. Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hồng Đăng.

2. Bài hát Kỉ niệm thành phố tuổi thơ đã gợi cho em những kỉ niệm gì?

Trả lời: 

1. Hồng Đăng, tên thật Phan Đăng Hồng, (1 tháng 1 năm 1936 – 21 tháng 3 năm 2022) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là tác giả các ca khúc nổi tiếng như Hoa sữa, Lênh đênh, Biển hát chiều nay.

2. Kỉ niệm thành phố tuổi thơ là một trong nhiều ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hồng Đăng. Tính chất âm nhạc hoạt bát, tươi vui cùng lời ca trong sáng, mang đến đến cảm xúc bồi hồi, xao xuyến về những kỉ niệm của tuổi học trò.

 

V. NHẠC CỤ

1. Luyện tập giai điệu

1. Luyện tập giai điệu

2. Hòa tấu

2. Hòa tấu

2. Hòa tấu

Yêu cầu: Em có nhận xét gì về tiết tấu của bè hát, bè nhạc cụ giai điệu và bè nhạc cụ gõ?

Trả lời: Tiết tấu của bè hát, bè nhạc cụ giai điệu và bè nhạc cụ gõ hòa hợp tạo giai điệu êm đềm, nhẹ nhàng mà tươi vui, sinh động.

 

VI. NGHE NHẠC

Trở về dòng sông tuổi thơ

Yêu cầu: Chia sẻ cảm xúc của em sau khi nghe ca khúc Trở về dòng sông tuổi thơ.

Trả lời: Ca khúc Trở về dòng sông tuổi thơ của nhạc sĩ Hoàng Hiệp có tính chất trữ tình, tha thiết. Ca khúc như đưa người nghe trở về kí ức tuổi thơ với những kỉ niệm êm đềm.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải âm nhạc 10 kết nối tri thức với cuộc sống, Giải âm nhạc 10 kết nối phần một kiến thức chung chủ đề 3: về miền kí ức, giải âm nhạc 10 KNTT

Bình luận

Giải bài tập những môn khác