Đề thi giữa kì 1 Vật lí 9 CD: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Vật lí 9 CD: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Công suất được tính bằng công thức nào?

A. Tech12h

B. Tech12h

C. Tech12h

D. Tech12h

Câu 2. Đơn vị nào dưới đây không dùng để đo công?

A. Niuton (N).

B. Jun (J).

C. Calo (cal).

D. British Thermal Unit (BTU).

Câu 3. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có cơ năng?

A. Quả bóng đang bay lên cao.                                      

B. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.              

C. Xe ô tô đứng yên.                                 

D. Cánh quạt đứng yên.

Câu 4. Quả bóng rổ nặng 650 g được một bạn học sinh ném đi với tốc độ 2 m/s thì động năng của bóng là 

A. 13 J.                       B. 130 J.                         C. 2,6 J.                 D. 1,3 J.

Câu 5. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ là góc tạo bởi

A. tia khúc xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới.   

B. tia khúc xạ và tia tới. 

C. tia khúc xạ và mặt phân cách giữa hai môi trường.

D.tia khúc xạ và mặt phẳng tới.

Câu 6. Gọi n1 là chiết suất của môi trường chứa tia tới, n2 là chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ. Cách xác định góc tới hạn để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. sinith = n1.n2.           B. sinith = n1 + n2.             C. sinith = Tech12h.          D. sinith = Tech12h.

Câu 7. Chiếu một chùm sáng trắng hẹp qua một lăng kính, quan sát phía sau lăng kính ta thấy

A. là một vệt sáng màu đơn sắc.                           

B. vẫn là một chùm ánh sáng trắng hẹp.

C. một dải màu như cầu vồng.                   

D. không thấy có ánh sáng nữa.

Câu 8. Hình vẽ nào chỉ đúng đường đi của tia sáng qua lăng kính khi nó được đặt trong không khí?

Tech12h

A. Hình A.                  

B. Hình A, B.              

C. Hình C.                   

D. Hình A, D.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Một sinh viên thuê phòng trọ ở Hà Nội. Sinh viên này dùng các thiết bị điện và thời gian sử dụng trung bình trong 1 ngày như sau:

Thiết bị điện

Số lượng

Thời gian sử dụng

Bóng đèn sợi đốt 220 V – 40 W

1

5 giờ

Nồi cơm điện 220 V – 1000 W

1

50 phút

Máy sấy tóc 220 V – 1200 W

1

5 phút

Ấm đun nước 220 V – 1500 W

1

10 phút

Biết các thiết bị đều hoạt động bình thường khi sửa dụng. Chủ phòng trọ tính 2 500 VNĐ/số điện. 

a) Tính điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong 1 tháng.

b) Tính số tiền điện mà sinh viên này cần trả cho chủ phòng trọ trong 1 tháng (30 ngày).

Câu 2. (1,0 điểm) Thế năng trọng trường là gì? Lấy ví dụ về các trường hợp có thế năng trọng trường trong đời sống. 

Câu 3. (2,0 điểm) Tia sáng đi từ nước có chiết suất Tech12h  sang thủy tinh có chiết suất 1,5. Tính góc khúc xạ và góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới, biết góc tới i = 30o.

Tech12h

Câu 4. (1,0 điểm) Giải thích tại sao khi đặt một vật màu cam dưới ánh sáng trắng ta thấy vật màu cam, còn đặt vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta lại thấy vật màu xanh.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (VẬT LÍ) – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

A

D

A

C

C

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(2,0 điểm)

a) Điện năng các thiết bị tiêu thụ trong 1 tháng:  

+ Bóng đèn: W1 = P1.t1 = 40.5.60.60.30 = 2,16.107 J

+ Nồi cơm điện: W2 = P2.t2 = 1000.50.60.30 = 9.107 J

+ Máy sấy tóc: W3 = P3.t3 = 1200.5.60.30 = 1,08.107 J

+ Ấm đun nước: W4 = P4.t4 = 1500.10.60.30 = 2,7.107 J

b)

- Tổng điện năng tiêu thụ: W = W1 + W2 + W3 + W4 = 14,94.107 J

- Số số điện trong 1 tháng: N = W/(3,6.106) = 41,5 số điện

- Tiền điện phải trả: N.2500 = 103 750 đồng.

Câu 2

(1,0 điểm)

- Năng lượng mà vật có được do ở một độ cao nào đó được gọi là thế năng trọng trường.

Ví dụ về các trường hợp có động năng trong đời sống:

- Quả dừa ở trên cây.

- Quyển sách đặt trên bàn.

- Đồng hồ treo trên tường.

- Diều bay trên bầu trời.

-…

Câu 3

(2,0 điểm)

Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:

n1sini = n2sinr

Tech12h. sin 30 = 1,5.sinr

=> sinr = 4/9

=> Góc khúc xạ: r = 26,4o

Góc lệch D = i – r = 3,6o

Câu 4

(1,0 điểm)

Trong chùm sáng trắng có đủ các màu biến thiên từ đỏ đến tím. Khi đặt vật màu cam dưới ánh sáng trắng, ta thấy vật có màu cam vì nó phản xạ tốt ánh sáng cam trong chùm ánh sáng trắng. Tương tự, ta thấy vật màu xanh do vật phản xạ tốt ánh sáng màu xanh trong chùm ánh sáng trắng.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Vật lí 9 Cánh diều, trọn bộ đề thi Vật lí 9 Cánh diều, Đề thi giữa kì 1 Vật lí 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác