Đề thi cuối kì 2 Vật lí 9 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Vật lí 9 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu cuộn dây thì:

A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn không đổi.

B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.

C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiến).

D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn giảm.

Câu 2. Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên: 

A. Hiện tượng phản xạ.

B. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. Hiện tượng tán sắc.

D. Hiện tượng nhiễm điện.

Câu 3. Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?

A. Từ và hoá học.

B. Quang và hoá học.

C. Từ và nhiệt.

D. Từ và quang.

Câu 4. Vật nào dưới đây gây ra tác dụng từ?

A. Một cục pin còn mới đặt riêng trên bàn.

B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

D. Một đoạn băng dính.

Câu 5. Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là:

A. năng lượng gió.

B. năng lượng điện.

C. năng lượng nhiệt.

D. năng lượng mặt trời.

Câu 6. Trong số các phát biểu sau, đâu là một lợi thế của nhiên liệu hóa thạch?

A. Nhiên liệu hóa thạch không cần phải xử lý nhiều.

B. Nhiên liệu hóa thạch có thể giải phóng năng lượng mà không cần máy móc phức tạp.

C. Đốt nhiên liệu hóa thạch không gây ra bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào.

D. Nhiên liệu hóa thạch có nguồn cung cấp không giới hạn

Câu 7. Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng thuỷ triều.                  

B. Năng lượng gió.

C. Năng lượng mặt trời.                     

D. Năng lượng khí đốt.

Câu 8. Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo:

A. than, xăng     

B. Mặt Trời, khí tự nhiên.

C. Mặt Trời, gió. 

D. dầu mỏ, khí tự nhiên.

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Hai đoạn dây dẫn, mỗi đoạn có điện trở 5 Ω. Ban đầu hai điện trở mắc nối tiếp, sau đó được mắc song song. Trong cả hai trường hợp đểu mắc đoạn mạch vào hiệu điện thế 4,5 V. Xét trong cùng một thời gian, với trường hợp nào thì điện năng tiêu thụ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Câu 2. (2,0 điểm) Rơle là thiết bị bảo vệ mạch điện khi đột ngột có cường độ dòng điện lớn chạy qua. Khi có cường độ dòng điện lớn chạy qua mạch điện xoay chiều thì nam châm điện sẽ hút làm quay bản ngắt mạch điện để ngắt mạch điện. Giải thích tại sao không sử dụng kim loại đồng, nhôm hay nam châm làm bản ngắt mạch điện mà phải làm bằng sắt.

Tech12h

Câu 3. (1,0 điểm) Giải thích tại sao khi cho thanh nam châm chuyển động qua lại quanh cuộn dây dẫn kín như hình sau thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.

Tech12h

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (VẬT LÍ) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

C

C

D

A

D

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3,0 điểm)

- Khi hai điện trở mắc song song thì:

Tech12h

Khi đó: Tech12h

P// = U.I// = 4,5.1,8 = 8,1 (W)

- Khi hai điện trở mắc nối tiếp thì: 

Rnt = R1 + R2 = 5 + 5 = 10 Ω

Khi đó: Tech12h

Pnt = U.Int = 4,5.0,45 = 2,025 (W)

So sánh 2 giá trị công suất (P// > Pnt) thì khi xét trong cùng một thời gian, với trường hợp hai điện trở mắc song song, điện năng tiêu thụ lớn hơn so với trường hợp hai điện trở mắc nối tiếp.

- Trong cùng một thời gian thì Tech12h

Vậy khi xét trong cùng một thời gian, với trường hợp hai điện trở mắc song song, điện năng tiêu thụ lớn gấp 4 lần so với trường hợp hai điện trở mắc nối tiếp.

Câu 2

(2,0 điểm)

Vì:

- Sắt là một kim loại dẫn điện tốt, giúp dòng điện dễ dàng chạy qua khi rơle hoạt động.

- Sắt có khả năng tương tác tốt với nam châm điện, tạo ra lực hút đủ mạnh để kéo bản ngắt mạch điện quay khi cường độ dòng điện lớn chạy qua.

- Sắt là một loại vật liệu phổ biến và có giá thành thấp, việc sử dụng sắt làm bản ngắt mạch điện trong rơle giúp tiết kiệm chi phí.

Câu 3

(1,0 điểm)

- Khi nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây tăng.

- Khi nam châm đi ra xa cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây giảm.

Vậy, khi đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Vật lí 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Vật lí 9 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Vật lí 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác