Đề thi cuối kì 2 Tin học 9 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Tin học 9 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TIN HỌC 9  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bước đầu tiên trong quá trình giải quyết vấn đề là gì?

A. Xác định nguyên nhân

B. Xây dựng giải pháp

C. Xác định vấn đề

D. Thực hiện giải pháp

Câu 2. Một bài toán tin học có thể có bao nhiêu dữ liệu đầu vào và đầu ra?

A. Chỉ một đầu vào và một đầu ra

B. Một hoặc nhiều đầu vào và một hoặc nhiều đầu ra

C. Một đầu vào và nhiều đầu ra

D. Nhiều đầu vào và nhiều đầu ra

Câu 3. Mục tiêu của bước "Phân tích vấn đề" là gì?

A. Tìm hiểu yếu tố đã cho và kết quả cần đạt

B. Xem xét từng khía cạnh của vấn đề và đưa ra nhận định

C. Chọn phương án giải quyết

D. Đánh giá hiệu quả của giải pháp

Câu 4. Việc chuyển thuật toán thành chương trình máy tính nhằm mục đích gì?

A. Để máy tính có thể hiểu và thực hiện các thao tác của thuật toán

B. Để lập trình viên có thể thực hiện thuật toán một cách dễ dàng

C. Để giảm bớt độ phức tạp của bài toán

D. Để thuật toán trở nên ngắn gọn hơn

Câu 5. Nhóm nghề quản trị và thiết kế cơ sở dữ liệu phải đảm bảo điều gì?

A. Thiết kế giao diện người dùng

B. Cơ sở dữ liệu hoạt động hiệu quả, an toàn

C. Phát triển phần mềm thương mại

D. Nghiên cứu các thuật toán mới

Câu 6. Kết quả của một bài toán tin học là gì?

A. Các phép toán được thực hiện

B. Dữ liệu đầu vào đã được xử lý

C. Dữ liệu đầu ra được tính toán

D. Các bước triển khai thuật toán

Câu 7. Khi chương trình máy tính thực hiện được thuật toán, điều gì xảy ra?

A. Máy tính hoàn thành bài toán và đưa ra kết quả

B. Máy tính chỉ thực hiện một phần của thuật toán

C. Máy tính không cần kết quả đầu ra

D. Máy tính sẽ dừng lại ngay khi chương trình được chạy

Câu 8. Ở bước "Lựa chọn giải pháp", chúng ta cần làm gì?

A. Chọn cách giải quyết vấn đề dựa trên nhận định

B. Triển khai giải pháp

C. Đánh giá hiệu quả của giải pháp

D. Tìm hiểu về vấn đề

Câu 9. Một trong các công việc của nhóm nghề phát triển phần mềm là gì?

A. Quản lý phần cứng máy tính

B. Thiết kế và lập trình phần mềm

C. Thiết kế và quản trị hệ thống

D. Cài đặt hệ điều hành

Câu 10.Dữ liệu đầu vào trong bài toán tin học là gì?

A. Các thông tin đã biết và được nhập vào máy tính

B. Kết quả của bài toán

C. Các phép toán cần thực hiện

D. Các thao tác cần mô tả trong thuật toán

Câu 11. Để lập trình viên có thể viết chương trình máy tính, bước đầu tiên là gì?

A. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình

B. Chuyển thuật toán thành sơ đồ khối

C. Xác định bài toán và xây dựng thuật toán

D. Kiểm tra và chạy thử chương trình

Câu 12. Đặc trưng cơ bản của nhóm nghề thuộc định hướng khoa học máy tính là gì?

A. Phát triển ứng dụng phần mềm

B. Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của máy tính, thuật toán và cấu trúc dữ liệu

C. Quản lý hệ thống và cơ sở dữ liệu

D. Tạo ra các phần mềm thương mại

Câu 13. Thuật toán giải quyết vấn đề giúp chúng ta làm gì?

A. Lựa chọn một giải pháp duy nhất mà không có sự thay đổi

B. Dự đoán kết quả mà không cần thực hiện các bước

C. Phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định tự động

D. Xác định các bước cụ thể để giải quyết vấn đề

Câu 14. Kết quả mô tả thuật toán là gì?

A. Một dãy các thao tác cần thực hiện theo trình tự nhất định

B. Các dữ liệu đầu vào của bài toán

C. Các bước giải quyết vấn đề mà không cần trình tự

D. Kết quả mà máy tính trả về sau khi thực hiện

Câu 15. Trong ví dụ về chương trình Scratch tính chỉ số BMI, ngôn ngữ lập trình được sử dụng là gì?

A. Python

B. C++

C. Scratch

D. Java

Câu 16. Khi giải quyết một bài toán tin học, ta cần phải có gì để máy tính có thể thực hiện nhiệm vụ?

A. Chỉ cần dữ liệu đầu vào

B. Một thuật toán mô tả cách giải quyết vấn đề

C. Kết quả cuối cùng từ các dữ liệu đầu vào

D. Các thông tin liên quan đến bài toán

Câu 17. Xác định bài toán có ý nghĩa gì trong quá trình giải quyết bài toán bằng máy tính?

A. Giúp xác định ngôn ngữ lập trình phù hợp

B. Giúp xác định rõ đầu vào và đầu ra của bài toán

C. Giúp xây dựng thuật toán nhanh hơn

D. Giúp kiểm tra kết quả chính xác hơn

Câu 18. Máy tính có thể hỗ trợ quá trình giải quyết vấn đề trong trường hợp nào?

A. Khi cần phân tích dữ liệu lớn và tính toán phức tạp

B. Khi cần ra quyết định dựa trên cảm tính

C. Khi cần xác định mục tiêu dài hạn

D. Khi cần thay đổi cách tiếp cận vấn đề hoàn toàn

Câu 19. Quy trình giao bài toán cho máy tính giải quyết bắt đầu từ đâu?

A. Xác định bài toán

B. Lập trình

C. Kiểm tra và chạy thử chương trình

D. Xây dựng thuật toán

Câu 20. Trong sơ đồ khối mô tả thuật toán tính chỉ số BMI, bước đầu tiên là gì?

A. Tính chỉ số BMI

B. In ra kết quả

C. Nhập chiều cao và cân nặng

D. Kiểm tra chỉ số BMI

Câu 21. Trong quá trình xây dựng chương trình để giải quyết bài toán tìm kiếm tối ưu, bạn nhận thấy rằng thuật toán ban đầu đã mô tả chi tiết các thao tác, nhưng khi triển khai chương trình, máy tính vẫn không thể tìm ra kết quả chính xác. Bạn phát hiện có một bước sai trong thuật toán, và kết quả đầu ra không đúng như mong đợi. Bạn sẽ làm gì?

A. Thực hiện lại bước kiểm tra và chạy thử chương trình mà không cần sửa lỗi

B. Chuyển thuật toán sang một ngôn ngữ lập trình khác để kiểm tra lại

C. Tăng độ phức tạp của thuật toán để giải quyết bài toán chính xác hơn

D. Điều chỉnh và sửa lỗi trong thuật toán, sau đó kiểm tra lại chương trình với bộ dữ liệu thử

Câu 22. Mô tả thuật toán phải đảm bảo điều gì?

A. Có một số lượng thao tác vô hạn

B. Được sắp xếp theo một trình tự hợp lý và có thể thực hiện được

C. Không cần phải thực hiện các bước tính toán

D. Chỉ cần một bước duy nhất

Câu 23. Trong bài toán tìm ước số chung lớn nhất của hai số, đầu ra là gì?

A. Hai số ban đầu

B. Ước số chung lớn nhất

C. Tất cả các ước số chung

D. Số lớn nhất

Câu 24. Khi triển khai một hệ thống quản lý mạng phức tạp cho một công ty lớn, nhóm nghề quản trị hệ thống cần phải thực hiện các công việc nào để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định và bảo mật?

A. Định kỳ kiểm tra và bảo trì phần mềm chống virus mà không cần thay đổi cấu trúc mạng

B. Thiết lập hệ thống giám sát và cảnh báo, tối ưu hóa hệ thống và phân tích hiệu suất để phát hiện sớm các sự cố

C. Chỉ thực hiện bảo trì hệ thống khi có yêu cầu từ người sử dụng cuối

D. Quản lý và sửa chữa phần cứng máy tính mà không cần quan tâm đến các yếu tố bảo mật mạng

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Ghép mỗi nhóm nghề với một định hướng và một lí do cho phù hợp.

Nhóm nghề

 

Thuộc định hướng 

 

Lý do 

I. Phát triển phần mềm 

 

1) Tin học ứng dụng 

 

a) Vì nhóm nghệ này tập trung áp dụng những công nghệ, công cụ có sẵn (ví dụ như hệ quản trị cơ sở dữ liệu) để phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân.

II. Quản lý và thiết kế cơ sở dữ liệu 

 

2) Khoa học máy tính 

 

b) Vì nhóm nghề này sử dụng những công nghệ, công cụ có sẵn để triển khai hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân.

III. Quản trị hệ thống 

 

 

 

c) Bởi vì phát triển phần mềm là một trong những đặc trưng cơ bản của nhóm nghệ thuộc định hướng khoa học máy tính.

Câu 2 (2,0 điểm). Cho dãy số 0, 5, 10, 15, 20, … Cho người dùng nhập vào số phần tử muốn hiển thị của dãy. Sau đó thực hiện:

  1. Hiển thị dãy số theo quy luật trên và gồm số phần tử như người dùng yêu cầu.

  2. Tính tổng của các số trong dãy đó.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)

MÔN: TIN HỌC 9 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

  1. C

  1. B

  1. B

  1. A

  1. B

  1. C

  1. A

  1. A

  1. B

  1. A

  1. C

  1. B

  1. D

  1. A

  1. C

  1. B

  1. B

  1. A

  1. A

  1. C

  1. D

  1. B

  1. B

  1. B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1 

(2,0 điểm)

I-2-c.

 

II-1-a.

 

III-1-b.

Câu 2 

(2,0 điểm)

Bước 1: Xác định đúng và chính xác dãy số.

Dãy số bắt đầu từ 0.

Mỗi số trong dãy cách nhau 5 đơn vị. Tức là số đứng sau hơn số đứng trước 5 đơn vị. Như vậy, ta lấy số đứng trước công thêm 5 đơn vị sẽ có được số sau.

Giả sử người dùng nhập vào số lượng phần tử là N. Vậy ta sử dụng vòng lặp N lần để tạo ra một danh sách gồm N phần tử.

 

Bước 2: Áp dụng thuật toán cộng dồn để tính tổng dãy số tìm được trong bước 1.

Đầu tiên, ta khởi tạo biến S có giá trị bằng 0 để lưu trữ giá trị tổng của từng phần tử trong danh sách dãy số.

Dùng vòng lặp với số lần lặp là N lần để duyệt qua lần lượt tất cả các phần tử trong danh sách. Trong mỗi lần duyệt thì ta sẽ tính tổng giá trị S với phần tử đang duyệt. Cứ như vậy cho đến khi nào duyệt hết các phần tử có trong dãy thì ta thu được tổng của các phần tử trong danh sách.

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Tin học 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Tin học 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Tin học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác