Đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN KHOA HỌC MÁY TÍNH 11

CÁNH DIỀU ĐỀ SỐ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Lệnh mở tệp ở chế độ “viết” và dùng kí tự tiếng Việt là:

  • Đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 4

Câu 2. Phát biểu nào sai khi nói về hệ CSDL phân tán?

  • A. Một số mô hình kiến trúc phổ biến của hệ CSDL phân tán là: mô hình ngang hàng (peer to peer), mô hình khách – chủ cho hệ CSDL phân tán.       
  • B. Hệ CSDL phân tán có tính sẵn sàng và tính tin cậy của dữ liệu cao hơn so với hệ CSDL tập trung.         
  • C. Phần lớn các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức dùng hệ CSDL phân tán. 
  • D. Hệ CSDL phân tán có chi phí cao hơn hệ CSDL tập trung.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A. Nếu i>j  mà $a_{i}$<$a_{j}$ thì cặp hai phần tử ($a_{i}$ ,$a_{j}$ ) gọi là một nghịch thế.
    • B. Nếu i<j  mà $a_{i}$<$a_{j}$ thì cặp hai phần tử ($a_{i}$ , $a_{j}$ ) gọi là một nghịch thế.         
    • C. Nếu i>j  mà $a_{i}$>$a_{j}$ thì cặp hai phần tử ($a_{i}$ , $a_{j}$ ) gọi là một nghịch thế.         
    • D. Nếu i<j  mà $a_{i}$>$a_{j}$ thì cặp hai phần tử ($a_{i}$ , $a_{j}$ ) gọi là một nghịch thế.

Câu 4. Phương thức nào trong Python thực hiện tìm kiếm phần tử trong một dãy tuần tự (xâu kí tự, mảng hoặc danh sách) và trả về vị trí của phần tử đó?

    • A.find()                                                            B. position()                  
    • C.index()                                                               D. search()

Câu 5. Độ phức tạp thời gian của thuật toán sắp xếp nổi bọt là:

    • A. 0($n^2$)                                                                 
    • B.0($log_{2}n$).          
    • C. 0($C^n$)                                                           
    • D. 0(n)

Câu 6. Phương án nào không phải là ưu điểm của lập trình theo phương pháp mô đun hoá?

  • A. Chương trình dễ hiểu hơn.                                  
  • B. Hạn chế được lỗi thời gian chạy.
  • C. Phối hợp cùng lập trình viên.               
  • D. Khả năng tái sử dụng.

Câu 7. Từkhoá để quy định: Nếu kết quả có nhiều dòng giống nhau thì chỉ một dòng được đưa vào kết quả là:

    • A. SEPARATE                                                                         
    • B.  DISTINCT                                         
    • C. ONLY                                                           
    • D. UNIQUE

Câu 8. Vòng lặp 2 của thuật toán sắp xếp nổi bọt cần rà soát nghịch thế và đổi chỗ đến vị trí nào của dãy?

  • A. n với n  là độ dài của dãy.            
  • B. n-1 với n  là độ dài của dãy.                             
  • C. n-2 với n là độ dài của dãy.                                
  • D. n+1 với n là độ dài của dãy.

Câu 9. Danh sách liên kết nào sau đây đúng cấu trúc dữ liệu?

  • Đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Nguyên nhân gây ra lỗi cú pháp thường là do có giá trị không hợp lệ khi thực hiện một tính toán nào đó.
  • B. Lỗi thời gian chạy là chương trình đã biên dịch, chạy thử thành công một vài lần vẫn có thể đột ngột dừng giữa chừng hoặc chạy mãi không dừng.
  • C. Gỡ lỗi là xác định vị trí có lỗi, nguyên nhân gây lỗi và sửa lỗi.
  • D. Người lập trình chỉ cần hiểu rõ ngôn ngữ lập trình mình sử dụng là có thể dễ dàng sửa lỗi cú pháp.

Câu 11. Ma trận Đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3 có:

  • Đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Câu 12. Nhà quản trị CSDL không có nhiệm vụ:

  • A. Đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập.
  • B. Giám sát hiệu suất và điều chỉnh CSDL.
  • C. Giám sát, vận hành hệ thống mạng.
  • D. Sao lưu, phục hồi và khắc phục sự cố.

Câu 13. Để sử dụng  như một thư viện cần khai báo như thế nào?

    • A. from*import lib*                                             
    • B. import*from lib
    • C.  import lib from*                                                     
    • D. from lib import*    

Câu 14. Phát biểu nào sau đây sai?

  • Đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3 .

Câu 15. Trong Python, hàm nào với tham biến  dùng để sắp xếp danh sách các cặp hay các bộ nhiều thành phần, theo giá trị của một thành phần bất kì trong bộ?

    • A. sorted()                                                               
    • B. sort()    
    • C. arrange()                                                       
    • D. ordered()

Câu 16. Trong thuật toán Lomuto, pivot là phần tử ở vị trí nào của dãy số?

  • A. Vị trí bất kì.                                                           B. Vị trí đầu dãy số.
  • C. Vị trí chính giữa dãy số.                                         D. Vị trí cuối dãy số.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL là rất quan trọng đối với bất cứ tổ chức nào.
  • B. Nguy cơ phá vỡ sự an toàn của hệ CSDL có thể đến từ những sự cố, tai hoạ ngẫu nhiên như do thao tác vô tình hoặc do lỗi bất chợt ở phần mềm làm hỏng các ổ đĩa lưu trữ dữ liệu hay sự cố cháy nổ, ...
  • C. Bảo mật được thông tin trong CSDL là bảo vệ được tính bí mật của những thông tin có tính riêng tư của cá nhân hay tổ chức.
  • D. Các tổ chức không thực hiện được bảo mật thông tin sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả khó giải quyết hoặc tổn thất.

Câu 18. Kết quả của đoạn chương trình dưới đây là:

 Đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

  • A. a = [8, 10, 2, 9, 0, 7].                                           B. a = [5, 1, 8, 10, 2, 9].
  • C. a = [1, 8, 10, 2, 9, 0].                                           D. a = [1, 8, 10, 2, 9, 0, 7].

Câu 19. Phương thức nào trong Python dùng để đảo ngược vị trí các phần tử trong danh sách ( )?

  • A. ds.pop()
  • B.ds.convert()
  • C.ds.reverse()
  • D.ds.append()

Câu 20. Thao tác thêm nút vào đầu, cuối hay giữa danh sách có thời gian thực hiện là:

  • Đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Câu 21. Quy ước nào đúng khi viết mã giả?

  • A. Cấu trúc rẽ nhánh (phép lựa chọn) dùng mẫu câu lệnh … .  
  • B. Lời chú thích bắt đầu bằng dấu “%” cho đến hết dòng.       
  • C. Sử dụng các dấu gạch đầu dòng để đánh dấu kết thúc dãy lệnh tuần tự trong mỗi nhánh rẽ của phép lựa chọn hay trong thân vòng lặp của phép lặp.            
  • D. Các lời gọi hàm thư viện hay hàm do người lập trình định nghĩa có thể mô tả ngắn gọn bằng cách viết toán học.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Một nút của danh sách liên kết có hai thành phần: phần Data chứa địa chỉ của nút liền kề, phần liên kết gọi là Next.              
  • B. Các nút danh sách liên kết được lưu trữ thành một khối liên tục liền kề và không tách rời nhau trong bộ nhớ.
  • C. Đuôi danh sách là nút cuối cùng trong danh sách và có giá trị Null.
  • D. Các nút trong danh sách liên kết không có chỉ số.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Thuật toán sắp xếp nhanh lặp lại nhiều lần việc phân đoạn dãy đầu vào thành hai đoạn con.
  • B. Thuật toán sắp xếp nhanh có thể áp dụng một trong hai lược đồ phân đoạn: theo Lomuto hoặc theo Hoare.
  • C. Lược đồ Lomuto thực hiện phân đoạn bằng cách kiểm tra theo một chiều từ phải sang trái, đổi chỗ và dịch chuyển dần vị trí phân tách hai dãy con cho đến khi thoả mãn yêu cầu phân đoạn.
  • D. Lược đồ Hoare thực hiện phân đoạn bằng cách kiểm tra theo hai chiều, từ hai đầu dãy số tiến dần vào giữa, đổi chỗ để thoả mãn yêu cầu phân đoạn; kết thúc khi gặp nhau.

Câu 24. Cú pháp khai báo mảng một chiều trong Python là:

  • Đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Những câu lệnh nào dùng để chạy thử phát hiện lỗi trong chương trình?

b) Lợi ích của việc tổ chức tách biệt các phần công việc khi viết chương trình là gì?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy viết chương trình Python thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự. 
Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1 - B2 - C3 - D4 - C5 - A6 - B7 - B8 - C
9 - D10 - A11 - B12 - C13 - D14 - C15 - A16 - D
17 - B18 - A19 - C20 - A21 - D22 - D23 - C24 - B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1:

a)

- Gán dữ liệu đầu vào: Một số câu lệnh gán giá trị cho các biến đầu vào. Dữ liệu đầu vào cũng có thể đọc từ tệp cho trước. 

- Xuất kết quả đầu ra: Một số câu lệnh in ra màn hình. Để tiện kiểm tra, đỡ nhầm lẫn, nên in kèm lời mô tả đầu ra là gì; có thể in kèm cả dữ liệu đầu vào tương ứng. 

b)

- Dễ chạy thử: Các câu lệnh để chạy thử kiểm tra ở các chỗ cần theo dõi giá trị của các biến, việc thực hiện các đoạn chương trình. Dùng dấu chú thích “#” có thể liệt kê một danh sách các ca kiểm thử khác nhau và chạy thử từng ca

- Dễ sửa lỗi: Bố cục chương trình có logic rõ ràng, dễ thấy lỗi xảy ra ở việc nào. 

Câu 2:

 Đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Khoa học máy tính 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Khoa học máy tính 11 cánh diều, đề thi cuối kì 2 Khoa học máy tính 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác