Đề thi cuối kì 2 Đạo đức 3 CTST: Đề tham khảo số 2
Đề tham khảo số 2 cuối kì 2 Đạo đức 3 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
ĐẠO ĐỨC 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 35 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đâu là cách khám phá bản thân?
A. Tự mình tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, không cần hỏi ý kiến người khác.
B. Từ chối tham gia mọi hoạt động ở trường, ở lớp, nơi ở.
C. Luôn tự đánh giá mình qua kết quả của các hoạt động hằng ngày.
D. Chỉ cần lắng nghe nhận xét của bố mẹ mình.
Câu 2. Đâu là mục đích của việc tự nhận thức bản thân?
A. Liệt kê ra chỉ toàn điểm mạnh vì không dám viết điểm yếu của mình.
B. Tự viết ra giấy 3 điểm yếu và 3 điểm mạnh của bản thân.
C. Xin ý kiến của bạn bè để ghi thêm các điểm mạnh và điểm yếu của mình.
D. Xin ý kiến của thầy, cô giáo (hoặc người thân) để em bổ sung, điều chỉnh lại cho chính xác hơn.
Câu 3. Đâu là biểu hiện của bất hòa giữa bạn bè?
A. Nhường nhịn, tôn trọng ý kiến của nhau.
B. Nói xấu sau lưng, lập kế hoạch tẩy chay bạn.
C. Nghe lời nói từ nhiều bên để đưa ra phán đoán đúng nhất.
D. Tạo không khí thoải mái, dễ chịu với bạn bè.
Câu 4. Hành vi nào thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh?
A. Lan chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà của mình.
B. Yến luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn.
C. Vy hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập, chê bai, nói xấu nhóm bạn khác.
D. Hoàng chỉ thích chơi với các bạn học giỏi có thể giúp đỡ mình trong học tập.
Câu 5. Nếu những mối bất hòa không được phát hiện và xử lí kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Không dẫn đến hậu quả gì.
B. Các bạn vẫn sẽ chơi với nhau vui vẻ như chưa có gì xảy ra.
C. Các bạn sẽ yêu thương nhau nhiều hơn.
D. Mất đi một tình bạn đẹp và có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn.
Câu 6. B và H giận nhau vì H quên cuộc hẹn đi chơi với B. Khi B đến nhà hỏi H thì cậu trả lời một cách thiếu trách nhiệm, không giữ lời hứa với bạn. Nếu là H, em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ cho bạn hiểu lầm và giận mình.
B. Không thèm nhận sai và để cho bạn chủ động làm lành trước.
C. Nói xấu B và bảo các bạn khác đừng chơi với B nữa.
D. Chủ động tìm B xin lỗi, nhận sai và hứa lần sau không để bạn phải chờ nữa.
Câu 7. Để bảo vệ thiên nhiên, chúng ta cần làm gì?
a. Trồng nhiêu cây xanh, bảo vệ môi trường.
b. Vứt rác bừa bãi.
c. Bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
d. Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
e. Viết lên bờ tưởng, vách đá các khu di tích, danh lam thắng cảnh.
f. Nhắc nhở nhau phải bảo vệ quê hương.
g. Tham gia dọn dẹp vệ sinh ở khi di tích, tượng đài lịch sử.
A. a, b, d, f, g
B. a, c, d, e, g
C. a, c, d, f, g
D. a, b, c, f, g
Câu 8. Tại sao bào vệ môi trường thiên nhiên là cách để giữ gìn vẻ đẹp cho quê hương, đất nước?
A. Vì bảo vệ môi trường thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả mọi người.
B. Vì bảo vệ môi trường thiên nhiên giúp bảo tồn, giữ gìn những giá trị tốt đẹp của quê hương, đất nước.
C. Vì bảo vệ môi trường thiên nhiên giúp cho cuộc sống con người ngày càng tươi đẹp, phát triển hơn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9. Mọi hành vi phá hoại, ảnh hưởng đển sự phát triển của đất nước sẽ bị xử lí như thế nào?
A. Phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời.
B. Phải được xử lý chậm chạp, có thể bỏ qua.
C. Phải được xử lý không công bằng, thiên vị với những người có địa vị.
D. Phải được xử lý trong nội bộ, không công khai toàn dân.
Câu 10. Em sẽ làm gì nếu có thấy một người có ý định phá hoại những sản phẩm công nghệ - khoa học của đất nước ta tạo ra?
A. Mặc kệ không quan tâm vì đó không phải chuyện của mình.
B. Chạy thật nhanh đến chỗ họ và phá hoại cùng.
C. Khuyên người đó không được làm vậy vì đó là công sức làm việc vất vả của biết bao nhiêu người.
D. Đừng nhìn và không làm gì.
Câu 11. Những việc nào sau đây cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca?
a. Mắt nhìn thẳng cột cờ b. Bỏ mũ, nón c. Mắt nhìn thẳng Quốc kì.
d. Cười đùa, nói chuyện e. Đứng thẳng f. Nét mặt nghiêm trang.
A. a, b, e, d
B. a, b, e, f
C. b, c, d, f
D. b, c, e, f
Câu 12. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về niềm tự hào truyền thống quê hương?
A. Đi thăm đền chùa, di tích không phải cách thể hiện tự hào về truyền thống quê hướng.
B. Nếu không giữu gìn truyền thống thì quê hương sẽ không phát triển.
C. Giữ gìn truyền thống quê hương là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc.
D. Tìm hiểu truyền thống của dân tộc khác cũng là giữ gìn truyền thống quê hương.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm) Tại sao chúng ta cần phải trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước? Hãy nêu 3 việc thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước.
Câu 2. (2 điểm) Em sẽ xử lý tình huống dưới đây như thế nào?
a. Có người nhìn thấy bạn làm hỏng đồ dùng học tập của em những không xin lỗi mà giấu đi và tỏ ra không biết gì hết.
b. Bạn và em cùng trực nhật nhưng bạn chỉ ở lại cho đủ số lượng mà không làm gì cả.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
|
%
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: ĐẠO ĐỨC 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 ĐIỂM)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | A | B | B | D | D |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
C | D | A | C | D | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 ĐIỂM)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Chúng ta cần trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước vì: + Đó là hành động thể hiện sự biết ơn với công lao gây dựng đất nước của thế hệ trước. + Đó là hành động thể hiện sự tiếp nối, gìn giữ và phát triển của thế hệ sau. + Đó là hành động tiếp thêm nhiều sức mạnh trong cuộc sống. - 3 việc thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử và văn hóa: + Đến thăm di tích lịch sử của dân tộc. + Giới thiệu các di tích và sự kiện lịch sử đến bạn bè + Học nhạc cụ truyền thống của dân tộc. | 1 điểm
1 điểm
|
Câu 2 (2 điểm) | a. Nói chuyện nhẹ nhàng với bạn để xác minh câu chuyện trên. Nhẹ nhàng yêu cầu bạn xin lỗi vì hành động của mình và đền đồ mới cho em. Nếu bạn nhất quyết không nhận có thể yêu cầu lớp trưởng, giáo viên phân xử cho mình. b. Nói chuyện nhẹ nhàng với bạn, thể hiện sự hi vọng bạn có thể cùng mình hoàn thành công việc để cả hai được về sớm. Nếu bạn vẫn cố tình tỏ ra thờ ơ có thể báo cáo lại với giáo viên để giải quyết. | 1 điểm
1 điểm
|
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: ĐẠO ĐỨC 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ/BÀI | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 8. Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
| 0,5 |
Bài 9. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân |
|
| 1 |
|
|
|
|
| 1 |
| 0,5 |
Bài 10 Em nhận biết bất hòa với bạn | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
| 2 |
| 1,0 |
Bài 11. Em xử lí bất hòa với bạn bè |
|
| 1 |
|
| 1 | 1 |
| 2 | 1 | 3,0 |
Bài 12. Việt Nam tươi đẹp | 1 |
|
|
| 1 |
|
|
| 2 |
| 1,0 |
Bài 13. Việt Nam trên đà phát triển |
|
| 1 |
| 1 |
|
|
| 2 |
| 1,0 |
Bài 14. Tự hào truyền thống Việt Nam | 1 |
|
| 1 |
|
| 1 |
| 2 | 1 | 3,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 4 | 1 | 2 | 1 | 2 | 0 | 12 | 2 | 10 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10 |
Tổng số điểm | 2 điểm 20 % | 4 điểm 40 % | 3 điểm 30 % | 1 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 Đạo đức 3 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 2, đề thi cuối kì 2 Đạo đức 3 CTST, đề thi Đạo đức 3 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 2
Bình luận