Đề thi cuối kì 1 Sinh học 9 CD: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Sinh học 9 CD: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

A. anticodon.

B. codon.

C. amino acid.

D. triplet.

Câu 2. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là

A. do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào.    

B. do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh.     

C. hiện tượng tự nhân đôI của NST.      

D. sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào.

Câu 3. Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là

A. nhân đôi NST.             

B. tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng.

C. phân li NST về hai cực của tế bào.    

D. co xoắn và tháo xoắn NST.

Câu 4. Bốn loại đơn phân cấu tạo DNA có kí hiệu là:

A. A, U, G, C.

B. A, T, G, C.

C. A, D, R, T.

D. U, R, D, C.

Câu 5. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:

A. XX ở nữ và XY ở nam.          

B. XX ở nam và XY ở nữ. 

C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX.    

D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.

Câu 6. RNA được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?

A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn

D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn

Câu 7. Mỗi 1 NST cấu tạo gồm

A.  4 ADN và protein histone.

B.  3 ADN và protein histone.

C.  2 ADN và protein histone.

D.  1 ADN và protein histone.

Câu 8. Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do

A. kiểu gene của con giống với kiểu gene của bố mẹ.

B. DNA của con giống với DNA của bố mẹ.

C. mRNA của con giống với mRNA của bố mẹ.

D. protein của con giống với protein của bố mẹ.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Hãy mô tả cấu trúc của nhiễm sắc thể.

Tech12h

Câu 2 (3 điểm). 

a) Cho các từ khóa sau: 

bộ NST n; bộ NST 2n; khác tế bào mẹ; giống tế bào mẹ; hai tế bào con; bốn tế bào con; tế bào sinh dưỡng; tế bào sinh dục giai đoạn chín.

Dựa vào kiến thức đã học, sử dụng các từ khóa đã cho để hoàn thành bảng phân biệt nguyên phân, giảm phân theo mẫu Bảng.

Nội dung phân biệt 

Nguyên phân 

Giảm phân

Tế bào thực hiện phân bào  
Kết quả phân bào từ một tế bào mẹ (2n)   
Số lượng NST trong tế bào con   
Các tế bào con có bộ NST giống hay khác nhau  

b) Em có đồng ý với phát biểu “Nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể?” không. Giải thích

Câu 3 (1 điểm).  Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, ở một chiếc của NST số I bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 3 bị đảo một đoạn, ở NST số 5 được lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì giao tử đột biến có tỉ lệ bao nhiêu?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

B

B

A

B

D

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(2 điểm)

- NST được cấu tạo bởi DNA và protein (chủ yếu là protein histon). Phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome, chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau làm nhiễm sắc thể co ngắn cực đại, thuận lợi cho quá trình phân bào.

- Trong quá trình phân bào, NST có thể tồn tại ở trạng thái đơn hoặc trạng thái kép. Mỗi NST đơn gồm một phân tử DNA liên kết với nhiều phân tử protein histon tạo thành sợi nhiễm sắc. NST kép được hình thành sau khi NST đơn nhân đôi, mỗi NST kép gồm hai chromatid (nhiễm sắc tử) chị em, gắn với nhau ở tâm động (mỗi chromatid chứa 1 phân tử DNA).

- Mỗi nhiễm sắc thể có một tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

- NST là cấu trúc mang gene, các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST tại những vị trí (locus) nhất định.

Câu 2

(3 điểm)

a) 

Nội dung phân biệt 

Nguyên phân 

Giảm phân

Tế bào thực hiện phân bàoTế bào sinh dưỡng

Tế bào sinh dục

 

giai đoạn chín

Kết quả phân bào từ một tế bào mẹ (2n) Bộ NST 2nBốn tế bào con
Số lượng NST trong tế bào con Bộ NST 2nBộ NST n
Các tế bào con có bộ NST giống hay khác nhauGiống tế bào mẹKhác tế bào mẹ

b) Đồng ý với phát biểu vì:

- Nhiễm sắc thể là vật chất mang thông tin di truyền vì: NST được cấu tạo từ DNA, do đó trong nhân tế bào, các gene được sắp xếp trong các NST. Vì vậy, NST là vật chất mang thông tin di truyền.

- Nhiễm sắc thể là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể vì: Trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, nhờ các quá trình nhân đôi, phân li và tổ hợp của các NST mà bộ NST mang thông tin di truyền của loài được truyền đạt cho các thế hệ tế bào của cơ thể và các thế hệ con cháu.

→ Nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Câu 3

(1 điểm)

Cà độc dược 2n=24, có 1 thể đột biến, 1 chiếc số 1 bị mât đoạn, NST số 5 bị đảo 1 đoạn, NST số 3 lặp 1 đoạn —› giảm phân nêu các cặp NST phân ly bình thường.

Một cặp NST sẽ tạo thành 1/2 giao tử bình thường, 1/2 giao tử đột biến → Tỉ lệ số giao tử bình thường:

 (1/2)3 .100% = 12,5%

Tỉ lệ số giao tử đột biến: 100 - 12,5 = 87,5%.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 9 Cánh diều, trọn bộ đề thi Sinh học 9 Cánh diều, Đề thi cuối kì 1 Sinh học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác