Đề kiểm tra Lịch sử 10 Cánh diều bài 16 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 Cánh diều bài 16 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh tồn tại, phát triển gắn liền với việc gì ở đồng bằng Bắc Bộ?

  • A. Đắp đê, tạo kênh, mương dẫn nước vào ruộng
  • B. Đắp đê ngăn nước biển, thau chua, rửa mặn
  • C. Nghiên cứu thay thế các giống lúa truyền thống.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc đã làm như thế nào?

  • A. Dòng đường ống nước từ các con sông lớn về.
  • B. Xây dựng ruộng bậc thang ngay cạnh các con sông rồi thực hiện các biện pháp như tát nước, đắp đập,…
  • C. Tìm cách dẫn nước từ các dòng suối ở trên cao xuống hoặc tạo hồ hứng và chứa nước mưa trên đỉnh núi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam như trong Hình 19. 2 (Lịch sử 10, tr. 119)?

  • A. Theo dân số.
  • B. Theo số lượng tộc người.
  • C. Theo địa bàn phân bố
  • D. Theo nét văn hoá đặc trưng.

 

Câu 4: Dân tộc nào là dân tộc đa số ở Việt Nam?

  • A. Kinh.
  • B. Tày.
  • C. Thái.
  • D. Mường.

 

Câu 5: Dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước coi là:

  • A. Dân tộc – tộc người.
  • B. Dân tộc – quốc gia.
  • C. Dân tộc đa số
  • D. Dân tộc thiểu số.

 

Câu 6: Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân chia các dân tộc - tộc người ở Việt Nam?

  • A. Theo dân số và địa bàn phân bố.
  • B. Theo dân số và theo ngữ hệ.
  • C. Theo ngữ hệ và địa bàn phân bố.
  • D. Theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ.

 

Câu 7: 54 dân tộc ở Việt Nam được phân chia thành bao nhiêu ngữ hệ?

  • A. 54 ngữ hệ.
  • B. 5 ngữ hệ.
  • C. 8 ngữ hệ.
  • D. 10 ngữ hệ.

 

Câu 8: Những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc được gọi là:

  • A. Dân tộc – tộc người.
  • B. Dân tộc – quốc gia.
  • C. Dân tộc đa số.
  • D. Dân tộc thiểu số.

 

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

  • A. Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người
  • B. Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc
  • C. Nghề gốm và nghề rèn, đúc ra đời muộn nhưng sớm đưa được vào sản xuất ở quy mô lớn, đem lại nguồn thu về kinh tế tương đối.
  • D. Sản phẩm của các nghề thủ công chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

 

Câu 10: Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì?

  • A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.
  • B. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.
  • C. Trang phục chủ yếu là áo và quần vảy.
  • D. Ưa thích dùng đồ trang sức.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánACAAC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBACB

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra lịch sử 10 cánh diều bài 16 Các dân tộc trên đất nước và, kiểm tra lịch sử 10 CD bài 16 Các dân tộc trên đất nước, đề kiểm tra 15 phút lịch sử 10 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác