Đề 16: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018
Đề 16: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.
Câu 1. Ý nghĩa chủ yếu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là:
- A. là đòn tấn công bất ngờ, choáng váng đối với quân Mĩ và quân đồng minh.
- B. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.
- C. Mĩ chấp nhận kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
D. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược.
Câu 2. Đặc điểm nổi bật về tình hình đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì?
- A. tốc độ nhanh, quy mô lớn trên mọi lĩnh vực.
B. tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế.
- C. tốc độ nhanh, quy mô lớn vào kinh tế nông nghiệp và khai mỏ.
- D. tốc độ nhanh, quy mô hợp lí vào tất cả các ngành kinh tế.
Câu 3. Những quốc gia giành được độc lập dân tộc sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới hai là
- A. Marốc và Xuđăng.
- B. Angiêri và Tuynidi.
C. Ai Cập và Libi.
- D. Ănggôla và Môdămbích.
Câu 4. Vai trò chủ yếu của hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11-1939) đối với thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- B. hoàn thiện phương pháp khởi nghĩa vũ trang.
- C. bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930).
- D. hoàn chỉnh chủ trương chỉ đạo cách mạng của Đảng.
Câu 5. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào dân tộc dân chủ từ 1919 đến 1925 là
- A. kinh tế và văn hóa.
- B. văn hóa và giáo dục
- C. chính trị và tư tưởng
D. kinh tế và chính trị.
Câu 6. Tài liệu để cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho giai cấp công nhân là
- A. Báo "Nhân đạo" và tác phẩm "Đường Kách mệnh".
- B. Tạp chí "Thư tín quốc tế" và tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp".
C. Báo "Thanh niên" và tác phẩm "Đường Kách mệnh".
- D. Báo "Người cùng khổ", báo "Nhân đạo".
Câu 7. Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với Việt Nam Quốc dân đảng là
- A. xây dựng tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng.
- B. tăng cường tổ chức quần chúng đấu tranh vũ trang.
- C. tập trung phát triển lực lượng cách mạng.
D. chú trọng truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.
Câu 8. Cho các dữ liệu sau:
1. Mĩ dựng lên "sự kiện vịnh Bắc Bộ".
2. Chiến thắng Ấp Bắc.
3. Phòng tuyến Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ của địch bị chọc thủng.
4. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.
Sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian
- A. 2-1- 3- 4.
- B. 1-2- 4- 3.
- C. 1-3- 4- 2.
D. 2-1- 4- 3.
Câu 9. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" có gì mới so với các chiến lược "Chiến tranh cục bộ"?
- A. Quy mô rộng lớn diễn ra cả hai miền.
- B. Quân đồng minh của Mĩ là chủ yếu có sự phối hợp bằng không quân, hậu cần Mĩ.
C. Gắn "Việt Nam hóa chiến tranh" với "Đông Dương hóa chiến tranh".
- D. Chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
Câu 10. Những quốc gia nào tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philíppin.
- B. Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philíppin, Campuchia.
- C. Malaixia, Xingapo, Lào, Inđônêxia, Philíppin.
- D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Brunây, Việt Nam.
Câu 11. Năm 1972, Tổng thống Níchxơn đã sang thăm những quốc gia nào?
- A. Triều Tiên, Trung Quốc.
B. Trung Quốc, Liên Xô.
- C. Mông Cổ, Liên Xô.
- D. Trung Quốc, Việt Nam.
Câu 12. Biến đổi đầu tiên có tính chất bước ngoặt của Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới hai là
- A. công cuộc cải cách - mở cửa Trung Quốc.
- B. thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông và Ma Cao.
C. sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- D. thử thành công bom nguyên tử.
Câu 13. Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 8 (5 -1941) so với Hội nghị tháng (11 -1939) là
- A. chống đế quốc và phong kiến tay sai làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, chủ trương thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương.
B. khẳng định nhiệm vụ, chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc và giải quyết vấn đề này trong khuổn khổ từng nước Đông Dương....thành lập Mặt trận Việt Minh.
- C. chống đế quốc và tay sai làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- D. đề ra chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp - Nhật làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 14. "MACV" là chữ viết tắt cơ quan nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965)?
A. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam.
- B. Tổng lãnh sự Mĩ.
- C. Bộ quân sự, an ninh miền Nam.
- D. Ban cố vấn Mĩ ở miền Nam.
Câu 15. Quân đội các nước nào chiếm đóng Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu theo quy định của Hội nghị I-an-ta (2/1945)?
- A. Liên Xô, Mĩ, Pháp.
- B. Liên Xô, Anh, Pháp.
C. Mĩ, Anh, Pháp.
- D. Mĩ, Anh, Nhật.
Câu 16. Đường lối của cách mạng miền Nam được đề ra trong Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) là:
A. Đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.
- B. Kiên trì con đường đấu tranh chính trị, hòa bình, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng nổi dậy lật đổ Mĩ - Diệm.
- C. Đẩy mạnh "Phong trào hòa bình" trên toàn miền Nam, đòi Mĩ - Diệm phải thi hành Hiệp định Giơnevơ.
- D. Tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Mĩ - Diệm.
Câu 17. Thắng lợi quân sự mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân ta là
- A. Điện Biên Phủ năm 1954.
- B. Việt Bắc thu - đông năm 1947.
C. Biên giới thu - đông năm 1950.
- D. Tây Bắc và Trung Lào cuối năm 1953.
Câu 18. Hội nghị Ianta (2-1945) chấp nhận các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của Liên Xô khi tham gia chống quân phiệt Nhật ở châu Á, ngoại trừ việc
A. giữ nguyên trạng Trung Quốc.
- B. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
- C. khôi phục các quyền lợi của nước Nga mất trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904).
- D. trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin.
Câu 19. Ngày 18 và ngày 19/12/1946, Hội nghị bất thường của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định
A. phát động cả nước kháng chiến.
- B. phát động toàn quốc khởi nghĩa.
- C. lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
- D. ra Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến".
Câu 20. Khối quân sự nào được thành lập ở Tây Âu thời kì chiến tranh lạnh?
A. NATO.
- B. SEATO.
- C. ANZUS.
- D. CENTO.
Câu 21. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ năm 1949 - 1954 là
- A. trung lập, không can thiệp vào Việt Nam.
- B. ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập từ tay quân phiệt Nhật Bản.
C. can thiệp, "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.
- D. phản đối Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
Câu 22. Để giải quyết trước mắt nạn đói, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước
- A. "Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!".
- B. "Hũ gạo cứu đói".
C. "Nhường cơm sẻ áo".
- D. "Ngày đồng tâm".
Câu 23. Hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp có dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A. cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ.
B. thành lập đạo quân viễn chinh và cử Đácgiăngliơ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương.
- C. xả súng vào cuộc mít tinh chào mừng "Ngày Độc lập" của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn.
- D. khiêu khích, tấn công ta ở Hài Phòng, Lạng Sơn.
Câu 24. Ý nghĩa về sự ra đời các tổ chức cộng sản năm 1929 đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng.
- B. Thể hiện sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
- C. Đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
- D. Thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng tư sản.
Câu 25. Dựa vào Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi nhằm mục đích chung là
- A. "chinh phục từng gói nhỏ".
B. mong muốn kết thúc nhanh chiến tranh.
- C. bao vây, cô lập cứ điểm Đông Khê.
- D. cuộc kháng chiến của ta ở vùng sau lưng địch gặp khó khăn.
Câu 26. Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam?
A. Vạn Tường.
- B. Núi Thành.
- C. Ấp Bắc.
- D. Chu Lai.
Câu 27. Hai sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước dân chủ công khai của giai cấp tiểu tư sản (1919-1926) là
- A. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách tới hội nghị Véc - xai (1919) và tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (1924).
B. đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926).
- C. thành lập các nhà xuất bản tiến bộ "Nam đồng thư xã", "Cường học thư xã".
- D. tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (1924) và đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925).
Câu 28. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX là
A. Liên minh châu Âu.
- B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
- C. Liên hợp quốc.
- D. Thương mại thế giới.
Câu 29. Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. giải phóng dân tộc.
- B. dân chủ tư sản kiểu cũ.
- C. dân chủ tư sản kiểu mới.
- D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 30. Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp
- A. mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ.
- B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
C. tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.
- D. truyền bá tư tưởng, xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam.
Câu 31. "Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng". Đoạn trích trên nói về chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Điện Biên Phủ (1954).
- B. Việt Bắc thu - đông (1947).
- C. Bắc Tây Nguyên (1954).
- D. Biên giới thu - đông (1950).
Câu 32. Nguyên tắc cơ bản nhất của Việt Nam trong việc kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973) là
A. giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.
- B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
- C. đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.
- D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
Câu 33. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới hai?
- A. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.
- B. hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ Âu sang Á.
- C. sụp đổ hệ thống thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
D. đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Câu 34. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930) mang tầm vóc lịch sử của một đại hội vì
- A. thể hiện tài năng và uy tín tuyệt đối của Trần Phú.
- B. khẳng định sự thắng thế của con đường cách mạng tư sản.
C. chấm dứt sự chia rẽ và đề ra đường lối cách mạng đúng đắn.
- D. chấm dứt phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 35. Vấn đề trọng tâm qua các văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học - kĩ thuật được kí kết giữa hai siêu cường Xô - Mĩ từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
- A. thủ tiêu vũ khí chiến lược và cắt giảm tên lửa tầm trung ở châu Âu.
- B. tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học- kĩ thuật, nâng cao vị thế quốc tế.
C. thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.
- D. cắt giảm tên lửa tầm trung ở châu Âu và hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.
Câu 36. Hành động của đế quốc Mĩ thực hiện ý đồ thâm độc biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới là
- A. tăng cường viện trợ cho Diệm, đưa cố vấn Mĩ vào miền Nam.
B. Mĩ - Diệm bầu cử riêng lẻ, lập nước Việt Nam Cộng hòa.
- C. ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng.
- D. lập khối quân sự SEATO, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối này.
Câu 37. Nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?
A. hạn chế sự ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài, liên minh phát triển kinh tế.
- B. từ 6 nước thành viên đã phát triển thành nhiều nước.
- C. thành lập sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, sự hợp tác ban đầu còn lỏng lẻo.
- D. từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động và có địa vị quốc tế cao.
Câu 38. Chính sách đối ngoại cơ bản của Đảng ta từ sau 2 - 9 - 1945 đến trước 6 - 3 - 1946 để bảo vệ chính quyền cách mạng là
- A. hòa hoãn với Pháp đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.
- B. phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
- C. hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc.
D. đấu tranh chống Pháp ở Nam Bộ, hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 39. Ngày 3-3-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp đã lựa chọn giải pháp "hòa để tiến" với thế lực ngoại xâm nào?
- A. Quân Trung Hoa Dân quốc.
- B. Anh.
C. Pháp.
- D. Nhật.
Câu 40. Trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), điều khoản nào chứng tỏ Đảng và Chính phủ ta bước đầu giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập non trẻ của dân tộc?
- A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất.
B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
- C. Pháp công nhận Việt Nam có luật pháp riêng, quân đội riêng.
- D. Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận