Tắt QC

Đề 15: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018

Đề 15: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.

Câu 1. Chọn câu từ để điền vào phát biểu sau: "Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường............." (Nguyễn Ái Quốc)

  • A. cách mạng tháng Mười Nga
  • B. cách mạng dân chủ tư sản
  • C. cách mạng vô sản
  • D. cách mạng thuộc địa

Câu 2. Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp, mâu thuẫn giai cấp cơ bản của xã hội Việt Nam là gì?

  • A. Giai cấp công nhân với giai cấp tư sản
  • B. Giai cấp nông dân với địa chủ
  • C. Giai cấp công nhân với đế quốc Pháp
  • D. Giai cấp công nhân, nông dân với đế quốc Pháp

Câu 3. Lĩnh vực Liên Xô đi đầu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỉ XX là:

  • A. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân
  • B. Công nghiệp quốc phòng
  • C. Công nghiệp nặng (chế tạo máy)
  • D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu 4. Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN như thế nào?

  • A. Quan hệ hợp tác song phương
  • B. Quan hệ đối đầu do bất đồng về chính trị
  • C. Quan hệ đối thoại
  • D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Campuchia

Câu 5. Biến đổi to lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Từ các nước thuộc địa, phụ thuộc trở thành các nước độc lập
  • B. Sự ra đời của tổ chức ASEAN
  • C. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế cao
  • D. Ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại

Câu 6. Những năm đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện hai khuynh hướng cách mạng là:

  • A. vô sản và tư sản
  • B. phong kiến và vô sản
  • C. vô sản và dân chủ tư sản
  • D. dân chủ tư sản và phong kiến

Câu 7. Trong khoảng thời gian từ năm 1917 – 1927, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lần lượt trải qua hoạt động cách mạng ở những nước nào?

  • A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc
  • B. Pháp, Liên Xô, Việt Nam
  • C. Pháp, Trung Quốc, Việt Nam
  • D. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam

Câu 8. Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" là:

  • A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)
  • B. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)
  • C. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo Iran (1979)
  • D. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1975)

Câu 9. Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

  • A. Tháng 3 - 1930
  • B. Tháng 5 – 1930
  • C. Tháng 10 – 1930
  • D. Tháng 12 – 1930

Câu 10. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

  • A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận áp đặt quyền thống trị với các nước bại trận
  • B. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng
  • C. Một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
  • D. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa

Câu 11. Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận nào?

  • A. Chính trị, ngoại giao
  • B. Quân sự
  • C. Chính trị, quân sự
  • D. Ngoại giao

Câu 12. Vai trò nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?

  • A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của thực dân Anh
  • B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri
  • C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ănggôla
  • D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi

Câu 13. Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh nào không phải do Mĩ lập nên?

  • A. NATO     
  • B. VACSAVA      
  • C. SEATO       
  • D. CENTO

Câu 14. Điểm khác biệt cơ bản giữa "Cương lĩnh Chính trị" (Nguyễn Ái Quốc) và "Luận cương Chính trị" (Trần Phú) là:

  • A. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp công nhân
  • B. Xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là liên minh công – nông
  • C. Giải quyết đúng đắn nhiệm vụ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
  • D. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp

Câu 15. Vì sao chính quyền cách mạng được thành lập tại Nghệ An và Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 được gọi là chính quyền Xô Viết?

  • A. Vì đây là chính quyền đầu tiên được thành lập ở huyện Xô viết
  • B. Vì đây là hình thức mới của chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga)
  • C. Vì đây là hình thức chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo
  • D. Vì đây là hình thức nhà nước của những nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

Câu 16. Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 – 1945 là:

  • A. phản động thuộc địa và tay sai
  • B. thực dân, phong kiến
  • C. đế quốc và phát xít
  • D. phát xít Nhật

Câu 17. Định ước Henxinki năm 1975 nhằm mục đích gì?

  • A. Tăng cường hợp tác giữa các nước về giáo dục, y tế
  • B. Trao đổi về khoa học – kĩ thuật
  • C. Tạo ra cơ chế giải quyết vấn đề an ninh hòa bình ở châu Âu
  • D. Giải quyết hòa bình ở Đông Dương

Câu 18. Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) tác động như thế nào đến xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc?

  • A. Xu hướng thế giới đa cực
  • B. Xu hướng thế giới đơn cực
  • C. Xu hướng thế giới đa cực nhiều trung tâm
  • D. Xu hướng thế giới hai cực

Câu 19. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa:

  • A. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập
  • B. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới
  • C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế
  • D. Sử dụng chưa hiệu quả các nguồn vốn vay nợ

Câu 20. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng trong những năm 1936 – 1939 là do:

  • A. Đường lối nghị quyết của Quốc tế Cộng sản
  • B. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi
  • C. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt
  • D. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa

Câu 21. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Khởi nghĩa Bắc Sơn
  • B. Khởi nghĩa Nam Kì
  • C. Khởi nghĩa Ba Tơ
  • D. Binh biến Đô Lương

Câu 22. Mục đích của phát xít Nhật khi bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

  • A. Phá hoại nền nông nghiệp của nước ta
  • B. Phát triển trồng cây công nghiệp
  • C. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh
  • D. Phát triển công nghiệp

Câu 23. Trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là:

  • A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Hải Dương
  • B. Bắc Giang, Hải Dương, Huế, Hà Tĩnh
  • C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
  • D. Hà Tĩnh, Huế, Bắc Giang, Hà Nội

Câu 24. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám (1945) là:

  • A. Phát xít Nhật
  • B. Thực dân Pháp
  • C. Thực dân Anh
  • D. Trung Hoa dân quốc

Câu 25. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" có điểm gì khác biệt cơ bản so với "Chiến tranh đặc biệt"?

  • A. Lực lượng quân đội Sài Gòn giữ vai trò quan trọng nhất
  • B. Lực lượng quân Mĩ đóng vai trò quan trọng nhất
  • C. Lực lượng quân Mĩ và quân Đồng minh giữ vai trò quyết định
  • D. Lực lượng quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ giữ vai trò quyết định

Câu 26. Trong cuộc Tiến công chiến lược 1972, quân ta đã lần lượt chọc thủng ba tuyến phòng thủ quan trọng của địch là:

  • A. Đà Nẵng, Tây Nguyên và Sài Gòn
  • B. Quảng Trị, Đà Nẵng và Tây Nguyên
  • C. Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn
  • D. Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Câu 27. Sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam, hành động của giới cầm quyền Mĩ là:

  • A. vẫn tiếp tục "chiến lược toàn cầu"
  • B. từ bỏ "chiến lược toàn cầu"
  • C. chỉ theo đuổi chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
  • D. chỉ theo đuổi chiến tranh lạnh chống Trung Quốc

Câu 28. Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc (1947) là gì?

  • A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến
  • B. Bộ đội chủ lực trưởng thành lên trong chiến đấu
  • C. Loại khỏi vòng chiến đấu một lực lượng lớn sinh lực địch
  • D. Làm thất bại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh", buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài

Câu 29. Yếu tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra sự đột phá và biến chuyển của cục diện thế giới trong tương lai?

  • A. Sự hợp tác Nga – Mĩ
  • B. Sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu
  • C. Sự chạy đua vũ trang giữa Mĩ – Nga
  • D. Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật

Câu 30. Ngày 6 – 6- 1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta?

  • A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến Hội nghị Paris
  • B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương
  • C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
  • D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời

Câu 31. Thắng lợi nào sau đây đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta phát triển sang giai đoạn mới: Ta giành được quyền chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ)?

  • A. Việt Bắc 1947
  • B. Biên giới 1950
  • C. Tây Bắc 1952
  • D. Điện Biên Phủ 1954

Câu 32. Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) là:

  • A. sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm nòng cốt
  • B. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong, nòng cốt
  • C. âm mưu chia cắt lâu dài nước ta và nằm trong chiến lược "toàn cầu" của Mĩ
  • D. nhằm âm mưu dùng người Việt đánh người Việt

Câu 33. Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986)

  • A. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường
  • B. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô
  • C. Phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với hai thành phần: nhà nước và tập thể
  • D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Câu 34. Ý nghĩa nào dưới đây không nằm trong thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972?

  • A. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ
  • B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách "bình định" của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"
  • C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc trong 12 ngày đêm
  • D. Buộc Mĩ tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"

Câu 35. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước

2. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn

3. Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội

4. Hội nghị lần thứ 24 của Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

  • A. 1 – 3 – 2 – 4     
  • B. 2 – 4 – 1 – 3
  • C. 3 – 2 – 1 – 4     
  • D. 4 – 2 – 1 – 3

Câu 36. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là làm thay đổi thành tố nào dưới đây?

  • A. lí tưởng của chủ nghĩa xã hội
  • B. chuyển hướng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa
  • C. con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội
  • D. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

Câu 37. Loại hình chiến tranh nào của Mĩ sử dụng ở Việt Nam được tiến hành qua hai đời Tổng thống?

  • A. Chiến tranh đơn phương
  • B. Chiến tranh đặc biệt
  • C. Chiến tranh cục bộ
  • D. Việt Nam hóa chiến tranh

Câu 38. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là:

  • A. Cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới "hai cực"
  • B. Ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng
  • C. Trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc
  • D. Là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN

Câu 39. Trận chiến đấu gay go, quyết liệt nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh là trận đánh nào?

  • A. Trận đường số 14 - Phước Long
  • B. Trận đánh Phan Rang
  • C. Trận đánh Xuân Lộc
  • D. Trận đánh ở sân bay Tân Sơn Nhất

Câu 40. Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) được kí kết giữa Việt Nam và Pháp không phải là một văn bản mang tính pháp lí quốc tế vì:

  • A. Pháp không công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ
  • B. Hiệp định này do Chính phủ Việt Nam và Pháp kí riêng không có sự chứng kiến của đại diện các nước
  • C. Hiệp định không công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viên riêng
  • D. Hiệp định chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng.

Xem đáp án

Bình luận