Tắt QC

Đề 14: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018

Đề 14: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm.

Câu 1:Cho các thông tin sau: 

(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:

  • A. (1), (2), (3)
  • B. (1), (3), (4)
  • C. (1), (2), (4)
  • D. (2), (3), (4)

Câu 2:Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng. Lai giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng F1 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 3 cây cao, hoa trắng: 3 thân thấp, hoa đỏ: 1 cây cao, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của

  • A. Ab/aB x ab/ab
  • B. AaBb x aabb
  • C. AaBb x Aabb
  • D. AB/ab x ab/ab

Câu 3:Nghiên cứu biến động tần số các alen (A và a) của một gen ở một quần thể ruồi giấm qua các thế hệ, kết quả được biểu diễn trên đồ thị như sau:
Dựa vào kết quả nghiên cứu, một học sinh đã đưa ra các kết luận sau:
1. Di nhập gen xảy ra thường xuyên ở các thế hệ.
2. Quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
3. Quần thể chịu tác động của tác nhân gây đột biến theo hướng chuyển a thành A.
4. Ở một số thế hệ, quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
5. Các cá thể trong quần thể giao phối cận huyết.
6. Tính đa dạng di truyền của quần thể giảm dần.
Có bao nhiêu kết luận đúng?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 4: Ở một loài động vật, khi cho cá thể cái (XX) mắt trắng giao phối với cá thể đực (XY) mắt đỏ, thế hệ F1 toàn mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên, thế hệ F2 thu được tỉ
lệ phân li kiểu hình như sau:
- Giới cái : 3 mắt đỏ : 5 mắt trắng.

- Giới đực : 6 mắt đỏ : 2 mắt trắng.
Nếu đem con đực F1 lai phân tích, thì ở thế hệ con tỉ lệ con cái mắt đỏ sẽ là:

  • A. 75%
  • B. 50%
  • C. 25%
  • D. 0%

Câu 5: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng:

  • A. CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể với các kiêu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
  • B. CLTN không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi
  • C. CLTN chống lại các alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với việc chống lại alen lặn
  • D. CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 6:Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Đột biến chuyển đoạn NST làm thay đổi nhóm liên kết gen.
  • B. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào.
  • C. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen.
  • D. Đột biến chuyển đoạn NST thường làm tăng sức sống cho sinh vật do các gen có lợi được chuyển về nằm trên cùng một NST nên chúng có cơ hội di truyền cùng nhau.

Câu 7:Các loài trong quần xã có các vai trò là loài:

I. Ưu thế
II. Đặc trưng
III. Đặc biệt
IV. Ngẫu nhiên
V. Thứ yếu
VI.Chủ chốt

  • A. I, II, III, IV, V
  • B. I, III, IV, V, VI
  • C. I, II, IV, V, VI
  • D. I, II, III, IV, VI

Câu 8: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1 . Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm:

  • A. 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa vàng
  • B. 100% cây hoa đỏ
  • C. 100% cây hoa vàng
  • D. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa đỏ

Câu 9: Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện quá trình giảm phân

Khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A. Tế bào 1 đang ở thời kì giữa của giảm phân I còn tế ào 2 đang ở giữa của quá trình giảm phân II
  • B. Nếu 2 cromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội
  • C. Sau khi kết thúc toàn bộ quá trình phân bào bình thường, hàm lượng ADN trong mỗi tế bào con sinh ra từ tế bào 1 và tế bào 2 bằng nhau
  • D. Kết thúc quá trình giảm phân bình thường, tế bào 1 sẽ hình thành nên 4 loại giao tử có kiểu gen là: AB, Ab, aB, ab

Câu 10:Quá trình nào sau đây không liên quan đến sự tiến hóa hệ gen của các loài sinh vật?

  • A. Đột biến điểm trên gen
  • B. Tái tổ hợp ADN
  • C. Đột biến thay thế nucleotide xuất hiện trên phân tử mARN
  • D. Lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen

Câu 11:Nguyên nhân dẫn tới sự phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:

  • A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
  • B. Mỗi loài cư trú ở một vị trí khác nhau trong không gian.
  • C. Phân chia thời gian kiếm ăn khác nhau trong ngày.
  • D. Mức độ cạnh tranh khác loài.

Câu 12: Cho các bước sau

(1) Dùng hocmon sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây.
(2) Tạo mô sẹo bằng cách nuôi cấy tế bào lai trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo.
(3) Tách các tế bào từ cây lai và nhân giống vô tính in vitro
(4) Dung hợp các tế bào trần.
(5) Loại bỏ thành tế bào thực vật.
Trình tự đúng trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp lai tế bào soma là:

  • A. (5), (4), (2), (1), (3)
  • B. (3), (4), (2), (1), (5)
  • C. (3), (4), (5), (1), (2)
  • D. (5), (4), (3), (2), (1)

Câu 13:Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật. Vì:

  • A. nhờ đó mà các con đực và con cái của loài trinh sản có thể phân biết được nhau.
  • B. nhờ đó sự tiến hóa được định hưởng.
  • C. chúng cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
  • D. nhờ đó chúng ta mới phân loại được các loài sinh vật.

Câu 14: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây đúng?

  • A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm
  • B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường
  • C. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sin thái của loài
  • D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể

Câu 15:Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì cho hoa đỏ; khi chỉ có một gen trội A hoặc B thì cho hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số alen A là 50% và tỉ lệ cây hoa trắng là 12,25%. Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 1 cây hoa vàng là bao nhiêu?

  • A. 37,12%
  • B. 12.62%
  • C. 74%
  • D. 37.87%

Câu 16:Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, trên một NST thường xét hai locut gen: Gen A có 3 alen, gen B có 4 alen. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, xét một locut có bốn alen. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen dị hợp về tất cả các gen trên trong quần thể là bao nhiêu?

  • A. 1188
  • B. 432
  • C. 648
  • D. 324

Câu 17:Ở bậc dinh dưỡng nào con người có thể nhận được sản lượng sinh vật thứ cấp cao?

  • A. Vật dữ đầu bảng.
  • B. Những động vật gần với vật dữ đầu bảng.
  • C. Những động vật ở bậc dinh dưỡng trung bình trong chuỗi thức ăn.
  • D. Động vật ở bậc dinh dưỡng gần với sinh vật sản xuất.

Câu 18: Phả hệ ở hình dưới đây mô phỏng sự di truyền của bệnh “X” và bệnh “Y" ở người. Hai bệnh này đều do hai alen lặn nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau gây ra.


Cho rằng không có đột biến mới phát sinh. Alen a gây bệnh X, alen b gây bệnh Y. Các alen trội tương ứng là A, B không gây bệnh (A, B là trội hoàn toàn so với a và b). Xác suất để đứa con của cặp vợ chồng số 14 và 15 mang alen gây bệnh là:

  • A. 88,89%
  • B. 69.44%
  • C. 84%
  • D. 78.2%

Câu 19:Phát biểu nào dưới đây không đúng về quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực?

  • A. Xảy ra trong tế bào.
  • B. Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.
  • C. Axit amin mở đầu là methionin.
  • D. Nhiều ribosome có thể cùng tham gia dịch mã một phân tử mARN.

Câu 20:Trong các phương pháp dưới đây, những phương pháp nào dùng để tạo nguồn biến dị di tгuуền khởi đầu cho chọn giống?
(1) Gây đột biến gen
(2) Cấy truyền phôi
(3) Lai hữu tính
(4) Tạo ADN tái tổ hợp
(5) Nhân bản vô tính động vật.
(6) Lai tế bào soma (dung hợp tế bào trần)
Tổ hợp đúng:

  • A. (1), (2), (4), (6)
  • B. (1), (3), (4), (5)

  • C. (2), (3), (4), (6)
  • D. (1), (3), (4), (6)

Câu 21: Hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị các loài khác kìm hãm ở một mức độ nhất định gọi là hiện tượng:

  • A. Cạnh tranh giữa các loài
  • B. Cạnh tranh cùng loài
  • C. Khống chế sinh học
  • D. Đấu tranh sinh tồn

Câu 22:Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một hệ sinh thái?

  • A. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn
  • B. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn
  • C. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng càng cao năng lượng càng giảm dần
  • D. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình

Câu 23: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó : A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E=5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra?

  • A. A->B->C->D
  • B. E->D->C->B
  • C. E->D->A->C
  • D. C->A->D->E

Câu 24:Xét một đoạn ADN chứa 2 gen. Gen thứ nhất có tỉ lệ từng loại nucleotide trên mạch đơn thứ nhất là: A: T: G: X = 1: 2: 3: 4. Gen thứ hai có số lượng nucleotide từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4. Đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nucleotide là bao nhiêu?

  • A. A=T=15%, G=X=35%
  • B. G=X=15%, A=T=35%
  • C. A=T=45%, G=X=55%
  • D. G=X=55%, A=T=45%

Câu 25: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên NST thường và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành các phép lai và thu được kết quả như ở bảng dưới đây:

Phép lai

Kiểu hình P

Tỉ lệ kiểu hình ở F1

Mắt đỏ

Mắt vàng

Mắt nâu

Mắt trắng

1

Mắt đỏ x Mắt nâu

25%

25%

50%

0%

2

Mắt vàng x Mắt vàng

0%

75%

0%

25%

Biết rằng không xuất hiện đột biến. Kết luận nào dưới đây là đúng?

  • A. Alen quy định màu mắt đỏ là trội hoàn tàn so alen quy định với màu mắt nâu
  • B. Cả cả thể mắt đỏ và mắt nâu ở đời P trong phép lai 1 có kiểu gen dị hợp. Có hai kiểu gen cùng quy định kiểu hình mắt đỏ trong phép lai này.
  • C. Hai cá thể mắt đỏ và mắt nâu ở đời P trong phép lai 2 có kiểu gen khác nhau
  • D. Cho cá thể mắt nâu ở đời P của phép lai giao phối với một trong hai cá thể mắt vàng ở đời P của phép lai 2, theo lý thuyết, kiểu hình mắt nâu chiếm 50% tổng số cá thể ở đời con.

Câu 26:Để một hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi được, ngoài việc nó nhất thiết phải có những phân tử có khả năng tự tái bản, thì còn cần năng lượng và hệ thống sinh sản. Thành phần tế bào nào dưới đây nhiều khả năng hơn cả cần có trước tiên để có thể tạo ra một hệ thống sinh học có thể tự sinh sôi?

  • A. Сáс еnzуmе
  • B. Màng sinh chất
  • C. Ty thể
  • D. Ribosome

Câu 27:Nhiều bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức dẫn đến tổng hợp nên quá nhiều sản phẩm và kích thích tế bào phân chia liên tục. Có bao nhiêu đột biến trong số các đột biến dưới đây có thể làm cho một gen bình thường (gen tiền ung thư) trở thành gen ung thư?

(1) đột biến lặp đoạn NST; 
(2) đột biến đảo đoạn NST;
(3) đột biến chuyển đoạn NST; 
(4) đột biến mất đoạn NST;
(5) đột biến gen xuất hiện ở vùng điều hòa của gen tiền ung thư.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2

Câu 28:Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab XD Xkhông xảy ra đột biến nhưng xảy ra trao đổi chéo giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:

  • A. ABXD, AbXd, aBXD, abXd  hoặc ABXđ, AbXd, aBXD, abXD
  • B. ABXD,  AbXD,  aBXd,  abXd  hoặc ABXd, AbXd, aBXD,  abXD
  • C. ABXD, AbXD,  aBXd, abXd  hoặc ABXd, AbXD, aBXd, abXD
  • D. ABXD, ABXd, abXD, abXd  hoặc ABXd, AbXD, aBXd, abXD

Câu 29:Mã di truyền có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm cho dưới đây?
(1) là mã bộ ba;
(2) đọc từ một điểm xác định theo chiều từ 5’ – 3’ và không chồng gối lên nhau;
(3) một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axit amin;
(4) mã có tính thoái hoá;
(5) mỗi loài sinh vật có một bộ mã di truyền riêng
(6) mã có tính phổ biển;
(7) mã có tính đặc hiệu

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 30:Ở một loài thực vật, cho lai giữa hai cây thuần chủng thân cao, hạt trắng với cây thân thấp, hạt vàng được F1 toàn thân cao, hạt vàng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 1700 cây thuộc 4 lớp kiểu hình khác nhau, trong đó có 17 cây thân thấp, hạt trắng. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen tác động riêng rẽ qui định; mọi diễn biến của NST trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và sinh hạt phấn giống nhau. Tỉ lệ số cây F2 có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng trên là bao nhiêu?

  • A. 51%
  • B. 48%
  • C. 24%
  • D. 74%

Câu 31: Khi nói về hậu quả của đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
1. Xét ở mức độ phân tử thì phần nhiều đột biến gen là trung tính.
2. Mọi đột biến gen khi đã biểu hiện ra ngoài kiểu hình đều gây hại cho sinh vật.
3. Các gen khác nhau, bị đột biến giống nhau thì hậu quả để lại cho sinh vật là như nhau.
4. Các đột biến câm thường là kết quả của đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác.
5. Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế nucleotide này bằng nucleotide khác tại vị trí thứ 3 của một mã bộ ba thì thường tạo nên đột biến vô nghĩa.

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 32:Điều kiện cần để hai tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden
là:

  • A. Mỗi tính trạng do một gen quy định, các locut gеп quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.
  • B. Bố mẹ phải thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
  • C. Số lượng con lai phải lớn.
  • D. Các gen quy định tính trạng phải nằm trên NST thường.

Câu 33: Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo những kiểu nào sau đây?
I. Đặc trưng và không đặc trưng
II. Tự nhiên và ոhân tạo
III. Đất, nước, trên cạn và sinh vật
IV. Tự nhiên và xã hội
V. Vô sinh và hữu sinh

  • A. I, II
  • B. II, III
  • C. III, IV
  • D. III, V

Câu 34:Cho gà trống lông trắng lai với gà mái lông trắng, F1 thu được 81,25% lông trắng, còn lại là lông nâu. Biết gen quy định tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường. Nếu chỉ chọn các con lông nâu F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình thu được theo lí thuyết ở F2 là:

  • A. 8 con lông nâu : 1 con lông trắng
  • B. 1 con lông nâu : 1 con lông trắng
  • C. 3 con lông nâu : 1 con lông trắng
  • D. 3 con lông trắng : 5 con lông nâu

Câu 35:Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Sử dụng phép lai thuận nghịch ta không thể xác định được gen quy định tính trạng có nằm trên NST giới tính hay không
  • B. Tính trạng do gen nằm trên NSTY tại vùng tương đối với X chỉ biểu hiện ở nam giới
  • C. Nếu một gen có hai alen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY thì trong quần thể sinh vật lưỡng bội, sinh sản hữu tính ta có thể tìm thấy 7 kiểu gen khác nhau về locut gen này.
  • D. Ở các giới giao tử, NST Y thường có kích thước lớn hơn NST X.

Câu 36:Giả sử trong một quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền với tần số của các nhóm máu là: nhóm A = 45%; nhóm B = 21%; nhóm AB= 30%, nhóm O = 4%. Kết luận nào nêu dưới đây về quần thể nêu trên là đúng?

  • A. Tần số các alen $I^{A}$ , $I^{B}$ , $I^{O}$ quy định các nhóm máu tương ứng là: 0,3; 0,5 và 0,2
  • B. Tần số kiểu gen quy định các nhóm máu là:$0,25I^{A}I^{B}$ : $0,09I^{B}I^{B}$ : $0,3I^{A}I^{A}$ : $0,2I^{A}I^{O}$ : $0,12I^{B}I^{O}$
  • C. Khi các thành viên trong quần thể kết hôn ngẫu nhiên với nhau sẽ làm tăng dẫn số cá thể có nhóm máu O
  • D. Xác suất để gặp một người nhóm máu B, có kiểu gen $I^{B}I^{O}$ LÀ 57,14%

 

Câu 37:Cho biết alen A quy định thân cao trội hòan toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định quả vàng. Theo lý thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai có thể cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao, quả vàng: 2 thân cao, quả đỏ: 1 thân thấp, quả đỏ?

(1) AB//ab x AB//ab , hoán vị gen một bên với tần số 50%.
(2) Ab//aB x Ab//aB , liên kết gen hoàn toàn. 
(3) Ab//aB x Ab//aB , hoán vị gen một bên với tần số 10%.
(4) AB//ab x Ab//aB , liên kết gen hoàn toàn.
(5) AB//ab x Ab//aB , hoán vị gen hai bên với tần số 25%.
(6) AB//ab x Ab//aB , hoán vị gen xảy ra ở cơ thể AB//ab với tần số 20%.

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 4

Câu 38:Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi rất giống nhau trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?

  • A. Sự tiến hoá của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.
  • B. CLTN trong môi trường nước đã tích lũy những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi 
  • trước của cá voi.
  • C. Chỉ có người và dơi được tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.
  • D. Các gen ở cá voi đột biến với tần số cao hơn so với các gen ở người và dơi.

Câu 39:Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

  • A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
  • B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
  • C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
  • D. Giúp loại bỏ những cá thể yếu ra khỏi quần thể.

Câu 40:Một đột biến gen trên NST thường ở người dẫn đến thay thế một axit amin trong chuỗi polypeptide β-hemoglobin làm cho hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình, người em bị thiếu máu nặng và chết ở tuổi sơ sinh, người chị đến tuổi trưởng thành kết hôn với người chồng không bị bệnh này. Biết không có phát sinh đột biến ở những người trong gia đình trên, khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con của cặp vợ chồng người chị nói trên là:

  • A. 1/3 thiếu máu nặng: 2/3 thiếu máu nhẹ.
  • B. 2/3 bình thường: 1/3 thiếu máu nhẹ.
  • C. 1/3 bình thường: 2/3 thiếu máu nhẹ.
  • D. 1/2 bình thường: 1/2 thiếu máu nhẹ.

Xem đáp án

Bình luận