Đáp án Quốc phòng an ninh 12 kết nối Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Đáp án Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Quốc phòng an ninh 12 Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5: TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG

MỞ ĐẦU

Em hãy nêu ý nghĩa các phong trào ở hình 5.1.

BÀI 5: TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Gợi ý đáp án:

- Ý nghĩa phong trào “Ba sẵn sàng”: trở thành động lực phát huy lòng yêu nước của tuổi trẻ, tạo điều kiện, môi trường để mỗi người có cơ hội bộc lộ lòng yêu nước bằng hành động thực tiễn.

- Phong trào “Ba đảm đang” có ý nghĩa toàn diện về tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước nồng nàn, truyền thống lao động sáng tạo, ý chí tự cường phấn đấu vươn lên của phụ nữ miền Bắc.

I. MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG

CH: Địa phương em có những thành phần nào của lực lượng vũ trang? Lấy ví dụ cho các thành phần đó.

Gợi ý đáp án:

+ Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên, bộ đội biên phòng (ở các vùng biên giới) và công an nhân dân (công an cấp tỉnh, huyện và cấp xã).

- Ví dụ:

+ Trung đoàn Bộ binh địa phương 301 (Quận Đống Đa, Hà Nội)

+ Tiểu đoàn Bộ binh địa phương 45 (Huyện Thanh Trì, Hà Nội)

CH: Em hãy nêu một số truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.

Gợi ý đáp án:

- Tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, phục tùng sự lãnh đạo, quản lí của các cấp ủy, chính quyền địa phương.

- Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, càng đánh càng mạnh.

- Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt trong chiến đấu và lao động.

- Gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng hi sinh bảo vệ tài sản của Nhà nước ở địa phương, tính mạng, tài sản của nhân dân.

- Đoàn kết, tận tình giúp đỡ nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương bạn.

CH: Em hãy nêu một số nét chính về nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương.

Gợi ý đáp án:

- Tiến hành chiến tranh nhân dân ở địa phương, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc 

- Quán triệt tư tưởng, chiến lược tiến công, bám trụ kiên cường; tích cực, chủ động đánh địch rộng khắp, mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi thứ vũ khí với nhiều quy mô.

- Tận dụng, cải tạo địa hình, tạo lập thế trận tại chỗ; phát huy sở trường, phối hợp các lực lượng.

- Vận dụng linh hoạt nhiều hình thức chiên thuật, sáng tạo nhiều cách đánh.

- Phối hợp, hiệp đồng chiến đấu, phục vụ, đảm bảo chiến đấu chặt chẽ với bộ đội chủ lực trên địa bàn.

II. TRÁCH NHIỆM TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ, GIỮ GÌN, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

CH:Em hãy tìm hiểu về truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố em sinh sống.

Gợi ý đáp án:

- Ngày truyền thống, các mốc son lịch sử của lực lượng vũ trang địa phương.

- Các chiến công của cá nhân, tập thể trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.

- Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,...

- Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, tri ân với người có công với đất nước; xây dựng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương....

CH: Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương?

Gợi ý đáp án:

- Tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương; tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhà trường và quê hương.

- Đóng góp sức lực, trí tuệ nhỏ bé để xây dựng những truyền thống quê hương; thường xuyên vun đắp, tạo dựng nhiều truyền thống tốt đẹp khác ở nhà trường, địa phương trong quá trình học tập, sinh hoạt và công tác.

- Luôn biết ơn và trân trọng những cống hiến, hi sinh của thế hệ ông cha; tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tiếp lửa truyền thống, kỉ niệm các ngày lễ, ngày truyền thống,... do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Thường xuyên tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của nhà trường, địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế; kịp thời phản ánh với nhà trường, chính quyền địa phương về những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc về lịch sử, truyền thống của nhà trường và quê hương trên không gian mạng và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và phục vụ trong quân đội, công an lâu dài để cống hiến, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Em hãy cho biết vì sao lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu? Lấy ví dụ về tập thể, cá nhân kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến tranh giải phóng dân tộc.

Gợi ý đáp án:

- Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo là phẩm chất của lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng vũ trang địa phương nói riêng. Đặc biệt, lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên hoạt động phân tản nhỏ lẻ, nhiều lúc cài xen với địch, rơi vào tình huống khó khăn phức tạp, biến động khó lường càng đòi hỏi phải kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt.

- Trong chiến đấu, lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, bất khuất, không sợ hi sinh, gian khổ để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ quê hương, đất nước. Đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nhân dân dũng cảm, mưu trí, sáng tạo tiền công tiêu diệt địch đến cùng để bảo vệ quê hương, không chịu đầu hàng, khai bảo khi bị địch bắt và tra tấn dã man, thậm chỉ, có người khi bị đưa ra xử bắn vẫn nêu cao khí phách hiên ngang, bất khuất, kiên trung, nhiều người mẹ, người chị không sợ hi sinh, để nuôi giấu cán bộ, làm giao liên, y tá,... ngay giữa làn bom đạn của địch.

- Ví dụ: 

+ Nguyễn Thị Suốt (Anh hùng ngành Giao thông vận tải) ngày đêm chèo đò đưa bộ đội vượt sông Nhật Lệ (Quảng Bình) trong sự đánh phá ác liệt của máy bay địch những năm 1964-1967

+ Anh hùng Võ Thị Sáu: Nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn, với lòng yêu nước nồng nàn, đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc.

+ Anh hùng Phan Đình Phùng: Một trong những vị tướng tài ba của phong trào Cần Vương, với tinh thần quật cường, đã lãnh đạo quân dân ta chiến đấu chống Pháp.

+ Anh hùng Lý Tự Trọng: Một trong những thanh niên cộng sản đầu tiên của Việt Nam, với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường, đã hy sinh anh dũng cho Tổ quốc.

Câu 2. Theo em, sự gắn bó máu thịt với nhân dân của lực lượng vũ trang địa phương thể hiện như thế nào trong chiến đấu?

Gợi ý đáp án:

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đều là con em của nhân dân ở địa phương, được tổ chức ra để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân ở địa phương nên được dân yêu, dân mến, dân nuôi dưỡng, che chở. Trong chiến tranh, nhân dân chắt chiu, gom góp cho đầy “hũ gạo kháng chiến”, gửi áo ấm, chăn màn cho chiến sĩ, đào hầm nuôi giấu bộ đội,... Nhân dân địa phương cùng nhau thi đua thực hiện phong trào: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả vì tiền tuyến”, “Ba đảm đang”, “Ba sẵn sàng", "Tay cày, tay súng".... để hỗ trợ, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Nhân dân chính là hậu phương vững chắc, là căn cứ địa an toàn nhất cho cán bộ, chiến sĩ cầm súng chiến đấu, đánh đuổi quân thù.

Câu 3. Hãy nêu những hoạt động thể hiện việc phối hợp, hiệp đồng chiến đấu, phục vụ, bảo đảm chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương với bộ đội chủ lực.

Gợi ý đáp án:

- Trong chiến đấu, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang địa phương với bộ đội chủ lực là sự cần thiết, có tính tất yếu; hai lực lượng này luôn có mối quan hệ tác động qua lại, dựa vào nhau, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau để phát huy sức mạnh và khả năng tác chiến của mỗi bên.

- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động, giữa lực lượng của địa phương với bộ đội chủ lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch. Lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên cung cấp thông tin về địch, dẫn đường, tiếp tế lương thực, vận chuyển đạn dược, thương binh, bệnh binh,... và bảo đảm mọi mặt cho bộ đội chủ lực chiến đấu. Khi tác chiến thì tiến hành hoạt động nghi binh, đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ, kìm giữ địch, chia cắt, căng kéo địch, buộc địch phải phân tán đối phó, bộc lộ sơ hở, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tập trung lực lượng đánh vào chỗ sơ hở, mỏng yếu của địch.

Câu 4. Em hãy cho biết quan điểm của mình trong mỗi tình huống dưới đây:

a) Trong cuộc sống thời bình, An cho rằng không cần dành nhiều thời gian để học tập, tìm hiểu về những truyền thống trong chiến đấu mà tập trung vào nghiên cứu xã hội hiện tại để theo kịp sự phát triển trên thế giới.

b) Ở địa phương và nhà trường tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhằm tri ân những người đã có công với Tổ quốc, Bình luôn tìm lí do để không tham gia vì cho rằng những hoạt động đó chỉ làm mất thời gian, không mang lại ý nghĩa gì cho việc học tập và phát triển nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Gợi ý đáp án:

Theo em, cả bạn An và bạn Bình đều chưa hiểu được trách nhiệm của mình trong xây dựng, bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương. Cả 2 bạn đều chưa hiểu về công lao to lớn của ông cha ta, chưa hiểu rõ về giá trị của lịch sử cũng như các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy cùng các bạn thành lập nhóm để sưu tầm những truyền thống vẻ vang hoặc nghệ thuật quân sự độc đáo của lực lượng vũ trang địa phương nơi em sinh sống và chia sẻ với mọi người.

Gợi ý đáp án:

1. Truyền thống:

- "Thủ đô Hà Nội: 1000 năm văn hiến - 40 năm chiến đấu và trưởng thành": Thể hiện tinh thần quật cường, ý chí kiên cường, và lòng yêu nước nồng nàn của người dân Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử.

- "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh": Khẩu hiệu thể hiện tinh thần hy sinh anh dũng, sẵn sàng chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do của Tổ quốc của quân và dân Hà Nội.

- "Bộ đội Cụ Hồ" - "Bộ đội Thủ đô": Thể hiện niềm tự hào và sự gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Nghệ thuật quân sự độc đáo:

- Võ thuật cổ truyền: Vovinam, Taekwondo, Pencak Silat,... là những môn võ thuật được rèn luyện trong quân đội, giúp nâng cao thể chất, tinh thần và kỹ năng chiến đấu.

- Kỹ thuật chiến đấu: Đấu kiếm, bắn súng, đánh giáp lá cà,... là những kỹ thuật được áp dụng trong huấn luyện, giúp nâng cao khả năng chiến đấu của quân nhân.

- Nghệ thuật diễn xướng: Múa, hát, kịch,... là những hình thức nghệ thuật được sử dụng để giáo dục, tuyên truyền, và cổ vũ tinh thần cho quân nhân.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác