Đáp án hoạt động trải nghiệm 12 kết nối chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng

Đáp án chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của sự chủ động và tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng

1. Chia sẻ các biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

2. Thảo luận xác định các biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng trong các trường hợp dưới đây.

Trường hợp 1:

+ Để phấn đấu, rèn luyện trở thành "học sinh 3 tốt", ngay từ đầu năm học, Tuấn đã chủ động làm quen với các bạn ở các khối, lớp khác, tìm kiếm những người bạn thân thiện, dễ gần, thông qua đó để có thêm nhiều bạn mới, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong học tập và giao tiếp. Bên cạnh đó, Tuấn còn tích cực tham gia các hoạt động của trường để phát huy năng khiếu, sở trường của mình, đặc biệt là bóng rổ, bóng chuyền; trong học tập, Tuấn chăm chỉ, chịu khó, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Trường hợp 2:

+ Cuối tuần, Minh đến chơi nhà Tiến và được bạn cho biết ông Hạnh (hàng xóm nhà Tiến) là người khuyết tật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Minh đã suy nghĩ rất nhiều và kể lại cho người thân, bạn bè về hoàn cảnh của ông Hạnh, đồng thời Minh cùng Tiến vận động mọi người chung tay giúp đỡ ông.

3. Chia sẻ thêm về những biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng mà em đã thể hiện.

Gợi ý đáp án:

1. 

- Biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội:

+ Mạnh dạn trong giao tiếp.

+ Cởi mở, tôn trọng các đối tượng khác nhau.

+ Thể hiện thái độ thiện chí khi làm quen với người khác.

+ Lắng nghe tích cực để hiểu người cùng giao tiếp.

+ Sử dụng phối hợp lời nói, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp để tạo niềm tin với người khác.

+ Sắp xếp thời gian hợp lí để phát triển các mối quan hệ.

Biểu hiện của sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng:

+ Tự nguyện chia sẻ, hỗ trợ những người khác.

+ Tích cực tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ.

+ Chia sẻ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng mọi lúc, mọi nơi khi có thể.

2. Các biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng trong các trường hợp:

- Trường hợp 1:

+ Tuấn chủ động làm quen với các bạn ở các khối, lớp khác để có thêm nhiều bạn mới, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong học tập và giao tiếp.

+ Tích cực tham gia các hoạt động của trường để phát huy năng khiếu, sở trường 

+ Trong học tập, Tuấn chăm chỉ, chịu khó, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài

- Trường hợp 2: Minh kể lại cho người thân, bạn bè về hoàn cảnh của ông Hạnh, đồng thời Minh cùng Tiến vận động mọi người chung tay giúp đỡ ông

3. Những biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng mà em đã thể hiện:

- Tự tin thể hiện bản thân để kết nối, làm bạn với những người xung quanh

- Hăng hái, tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp

- Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm thiện nguyện

- Không ngại học hỏi, tìm hiểu kiến thức mới ở những người xung quanh mình

Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hoà bình, hữu nghị

1. Chia sẻ về các hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hoà bình, hữu nghị em đã tham gia hoặc đã biết.

2. Xác định những hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hoà bình, hữu nghị phù hợp với học sinh trung học phổ thông.

Gợi ý đáp án:

1. 

- Sinh hoạt chuyên đề các chủ đề về tình đoàn kết dân tộc, hoà bình, hữu nghị tại các trường học

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc, các nước trên thế giới

- Tổ chức các hoạt động triển lãm, ngày hội văn hoá của các nước trên thế giới

2. 

- Truyền thông

+ Thi tìm hiểu về quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

+ Vẽ tranh cổ động.

+ Thuyết trình về một thế giới hoà bình.

+ Tiểu phẩm tuyên truyền.

- Nhân đạo, từ thiện

+ Quyên góp giúp đỡ trẻ em vùng cao.

+ Tình nguyện vì an sinh xã hội.

+ Tặng quà người già neo đơn.

- Giao lưu

+ Toạ đàm.

+ Biểu diễn văn nghệ.

+ Thể dục, thể thao.

+ Hội trại.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách quản lí dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo

1. Chia sẻ về cách quản lí dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo mà em đã tham gia hoặc đã biết.

2. Thảo luận về cách quản lí dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo.

Gợi ý đáp án:

1. 

- Lên ý tưởng cho dự án

- Lập nhóm và phân công công việc

- Lập kế hoạch chi tiết và phân bổ đầu công việc cho từng thành viên

2. Cách quản lí dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo:

- Xác định mục tiêu, những công việc cần được hoàn thành, cách thực hiện và các nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án.

- Lập kế hoạch cụ thể và chi tiết.

- Phân bổ các nguồn lực và phân công công việc cụ thể cho các thành viên.

- Cập nhật thông tin về tiến độ dự án và điều phối, hướng dẫn các thành viên. 

- Kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các thành viên nhằm đảm bảo tiến độ và mục tiêu của dự án.

- Kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực của dự án.

Hoạt động 4: Thể hiện sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng

1. Lựa chọn nội dung và xây dựng kịch bản thể hiện sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng

2. Dựa vào kịch bản đã xây dựng, các nhóm trình diễn tiểu phẩm thể hiện sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

3. Phân tích, nhận xét tiểu phẩm của từng nhóm.

Gợi ý đáp án:

1. Lựa chọn nội dung và xây dựng kịch bản thể hiện sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng:

- Sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội:

+ Xác định mục đích thiết lập mối quan hệ.

+ Biết rõ đối tượng mà mình muốn thiết lập mối quan hệ.

+ Lựa chọn phương pháp, kĩ năng thiết lập mối quan hệ.

- Sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng:

+ Xác định được những khó khăn, những vấn đề cộng đồng cần giúp đỡ.

+ Tìm cách huy động nguồn lực chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

+ Lựa chọn phương thức chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

2. Trình diễn tiểu phẩm thể hiện sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

3. Phân tích, nhận xét tiểu phẩm của từng nhóm.

Hoạt động 5: Thực hiện hoạt động khám phá các nền văn hoá khác nhau

1. Lựa chọn nội dung và thiết kế hoạt động khám phá một nền văn hoá.

2. Thực hiện hoạt động khám phá đã thiết kế.

3. Báo cáo kết quả khám phá một nền văn hoá.

Gợi ý đáp án:

1. Lựa chọn nội dung và thiết kế hoạt động khám phá một nền văn hoá:

- Phong tục, tập quán. 

- Lễ hội truyền thống.

- Các làn điệu dân ca.

- Trang phục dân tộc.

 - Ẩm thực, kiến trúc, hội hoạ.

2. Thực hiện hoạt động khám phá đã thiết kế.

3. Báo cáo kết quả khám phá một nền văn hoá:

- Thuyết trình.

- Biểu diễn văn nghệ.

- Trình diễn trang phục truyền thống.

- Trò chơi dân gian.

Hoạt động 6: Thể hiện sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau và thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá

1. Chia sẻ sự hứng thú, ham hiểu biết của bản thân khi khám phá các nền văn hoá

khác nhau.

2. Xây dựng bài thuyết trình về tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.

3. Trình bày bài thuyết trình.

Gợi ý đáp án:

1. Sự hứng thú, ham hiểu biết của bản thân khi khám phá các nền văn hoá khác nhau:

- Say mê tìm hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc.

- Thường xuyên tìm hiểu và tham gia các lễ hội truyền thống.

- Say mê tìm hiểu và thưởng thức các làn điệu dân ca.

- Thích sưu tầm hình ảnh trang phục của các dân tộc.

2. Xây dựng bài thuyết trình về tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá:

- Những đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa các nền văn hoá. 

- Nguồn gốc của sự khác biệt văn hoá.

- Ý nghĩa của sự đa dạng, khác biệt văn hoá.

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tôn trọng sự khác biệt văn hoá.

- Các hành vi, việc làm thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt văn hoá.

3. Trình bày bài thuyết trình.

Hoạt động 7: Thực hiện hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hoà bình, hữu nghị

1. Lựa chọn nội dung và thiết kế hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình, hữu nghị.

2. Thực hiện hoạt động đã thiết kế.

3. Báo cáo kết quả hoạt động.

Gợi ý đáp án:

1. Nội dung và thiết kế hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình, hữu nghị:

- Quyên góp ủng hộ trẻ em vùng cao.

- Giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Giới thiệu với bạn bè quốc tế về Việt Nam – Đất nước – Con người.

- Viết thư bày tỏ tinh thần đoàn kết quốc tế vì hoà bình.

- Tìm hiểu các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước trên thế giới.

2. Thực hiện hoạt động đã thiết kế.

3. Báo cáo kết quả hoạt động:

- Thuyết trình.

- Biểu diễn văn nghệ.

- Hái hoa dân chủ.

- Vẽ tranh, triển lãm.

Hoạt động 8: Lập và thực hiện kế hoạch dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và biện pháp quản lí dự án

1. Lựa chọn một dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo phù hợp để xây dựng kế hoạch.

2. Chia sẻ kế hoạch và cách quản lí dự án.

3. Thực hiện kế hoạch dự án và báo cáo kết quả.

Gợi ý đáp án:

1. Xây dựng kế hoạch cho một dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo:

- Tên dự án:

+ Áo ấm tặng trẻ em vùng cao.

+ Ngày hội sách quê em.

+ Nhịp cầu yêu thương.

+ Vầng trăng cho em.

- Kế hoạch dự án cần có các nội dung:

+ Bối cảnh và sự cần thiết của dự án.

+ Mục tiêu của dự án.

+ Đối tượng hưởng lợi của dự án.

+ Nội dung của dự án.

+ Tiến độ công việc.

+ Phân công trách nhiệm.

+ Dự kiến kết quả đạt được của dự án.

=> Ví dụ mẫu:

KẾ HOẠCH DỰ ÁN ÁO ẤM TẶNG TRẺ EM VÙNG CAO

Bối cảnh và sự cần thiết của dự án:

Cuộc sống của trẻ em vùng cao còn nhiều khó khăn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là trong mùa đông. Những chiếc áo ấm, phần quà sẽ góp phần giúp các em vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống.

Mục tiêu của dự án:

- Nhằm chia sẻ với trẻ em nghèo ở vùng cao.

- Động viên, khích lệ các em có thêm động lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

- Phát huy tinh thần tương thân tương ái, khơi dậy sự đoàn kết gắn bó, tình yêu thương đất nước, con người trong mỗi học sinh.

Đối tượng hưởng lợi của dự án:

Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và học sinh nghèo vượt khó trong học tập ở các điểm trường thuộc xã X, huyện Y, tỉnh B.

Nội dung của dự án:

- Phát động quyên góp, vận động ủng hộ: Quần, áo, trang phục cũ, mới.

- Tiếp nhận, phân loại, đóng gói thành 500 suất quà.

- Chuyển quà cho trẻ em và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Tiến độ công việc:

- Thời gian phát động quyên góp và tiếp nhận ủng hộ là 1 tháng, từ ngày ... đến hết ngày ...

- Thời gian phân loại, đóng gói thành 500 suất quà từ ngày ... đến hết ngày ...

- Thời gian đi trao quà, dự kiến: 2 ngày đầu của tháng.

Phân công trách nhiệm:

- Thành lập ban chỉ đạo gồm: Bí thư Đoàn trường – Trưởng ban chỉ đạo; Phó bí thư Đoàn trường – Phó ban chỉ đạo; Bí thư các Chi đoàn – Uỷ viên.

- Bí thư các Chi đoàn là đầu mối tiếp nhận sự ủng hộ từ các cá nhân.

- Phó bí thư Đoàn trường kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các thành viên nhằm đảm bảo tiến độ và mục tiêu của dự án.

- Bí thư Đoàn trường kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực của dự án đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích.

Dự kiến kết quả đạt được của dự án:

- Tặng 500 suất quà cho trẻ em và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường, tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng của học sinh được nâng cao.

2. Chia sẻ kế hoạch và cách quản lí dự án.

3. Thực hiện kế hoạch dự án và báo cáo kết quả.

Hoạt động 9: Đánh giá ý nghĩa của hoạt động xã hội

1. Tự đánh giá về ý nghĩa của các hoạt động xã hội mà em đã tham gia đối với bản thân, đối với gia đình em và cộng đồng nơi em sống.

2. Thảo luận, đánh giá ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Gợi ý đáp án:

1. Ý nghĩa của các hoạt động xã hội mà em đã tham gia đối với bàn thân, đối với gia đình em và cộng đồng nơi em sống:

- Đối với bản thân:

+ Hình thành được năng lực, kĩ năng làm việc tự chủ, làm việc nhóm.

+ Đem lại cho bản thân những kinh nghiệm thực tế từ đó có thể phát triển trau dồi các kĩ năng mềm.

+ Nâng cao giá trị của bản thân.

- Đối với gia đình: Giúp các thành viên trong gia đình gần gũi với mọi người trong cộng đồng.

- Đối với cộng đồng nơi em sống:

+ Có cơ hội giúp đỡ mọi người, chia sẻ yêu thương và sự đồng cảm

+ Phát huy sức mạnh của các cá nhân và tổ chức xã hội trong cộng đồng.

+ Tạo cơ hội bình đẳng trong xã hội.

2. Ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và cộng đồng:

- Đối với cá nhân: Trưởng thành hơn về mặt xã hội, góp phần làm cho cuộc sống con người trở nên phong phú, có ý nghĩa hơn,...

- Đối với gia đình: Giúp các thành viên trong gia đình mở rộng các mối quan hệ và gần gũi với mọi người trong cộng đồng,...

- Đối với xã hội. Góp phần gắn kết cộng đồng, giúp cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn,...

Hoạt động 10: Tham gia các hoạt động xây dựng cộng đồng nơi em sinh sống

1. Lựa chọn các hoạt động xây dựng cộng đồng mà em có thể tham gia.

2. Tham gia hoạt động xây dựng cộng đồng.

3. Báo cáo kết quả và chia sẻ kinh nghiệm.

Gợi ý đáp án:

1. Các hoạt động xây dựng cộng đồng mà em có thể tham gia:

- Vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường.

- Hoạt động thể dục, thể thao.

- Xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

- Tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội.

2. Tham gia hoạt động xây dựng cộng đồng.

3. Báo cáo kết quả và chia sẻ kinh nghiệm:

- Nội dung:

+ Kết quả, sản phẩm thực hiện hoạt động xây dựng cộng đồng.

+ Cảm xúc, kinh nghiệm, các biện pháp tham gia xây dựng cộng đồng nơi em sống.

- Hình thức:

+ Tham gia diễn đàn, giao lưu ở lớp/khối hoặc trường.

+ Triển lãm sản phẩm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác