Đáp án Hóa học 10 Chân trời bài 4 Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Đáp án bài 4 Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Hóa học 10 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI 4. CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ
MỞ ĐẦU
Trong nguyên tử, các electron chuyển động như thế nào và chiếm những mức năng lượng nào? Trình tự sắp xếp các mức năng lượng này ra sao? Việc phân bố các electron trong nguyên tử tuân theo những nguyên lí và quy tắc nào?
Đáp án chuẩn::
- Chuyển động trên những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục
- Sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo năng lượng từ thấp đến cao.
- Trình tự sắp xếp:
+ Trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
+ Trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.
1. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ
Thảo luận 1: Quan sát Hình 4.1 và 4.2, so sánh điểm giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford - Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
Đáp án chuẩn::
- Giống: electron chuyển động quanh hạt nhân.
- Khác:
+ Theo Rutherford – Bohr: hạt nhân nằm ở giữa, electron chuyển động quanh hạt nhân trên quỹ đạo hình tròn hoặc hình bầu dục.
+ Theo mô hình hiện đại: electron chuyển động hỗn loạn không có quỹ đạo xác định quanh hạt nhân.
Vận dụng: Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể quay quanh theo những quỹ đạo xác định. Hãy cho biết mô hình nguyên tử của nhà khoa học nào được gọi là mô hình nguyên tử, tương tự như hệ Mặt Trời?
Đáp án chuẩn::
Theo Rutherford – Bohr
Thảo luận 2: Quan sát Hình 4.3, phân biệt khái niệm đám mây electron và khái niệm orbital nguyên tử.
Đáp án chuẩn::
- Đám mây electron được tạo thành khi các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân với xác suất tìm thấy không giống nhau.
- Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%.
Thảo luận 3: Cho biết khái niệm orbital nguyên tử xuất phát từ mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr hay mô hình nguyên tử hiện đại.
Đáp án chuẩn::
Mô hình nguyên tử hiện đại.
Thảo luận 4: Quan sát Hình 4.4, hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa các orbital p (px, py, pz)
Đáp án chuẩn::
- Giống: đều có dạng hình số tám.
- Khác:
+ Orbital px có dạng hình số tám hướng theo trục x.
+ Orbital py có dạng hình số tám hướng theo trục y.
+ Orbital pz có dạng hình số tám hướng theo trục z.
2. LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON
Thảo luận 5: Quan sát hình 4.5, nhận xét cách gọi tên các lớp electron bằng các chữ cái tương ứng với các lớp từ 1 đến 7.
Đáp án chuẩn::
K, L, M, N, O, P, Q.
Thảo luận 6: Từ hình 4.5, cho biết lực hút của hạt nhân với electron ở lớp nào là lớn nhất và lớp nào là nhỏ nhất.
Đáp án chuẩn::
Lớp K lớn nhất và Q nhỏ nhất.
Thảo luận 7: Quan sát Hình 4.6, nhận xét về số lượng phân lớp trong các lớp từ 1 đến 4.
Đáp án chuẩn::
Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.
3. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
Thảo luận 8: Quan sát Hình 4.7, nhận xét chiều tăng năng lượng của các electron trên các A0 ở trạng thái cơ bản (trạng thái có năng lượng thấp nhất).
Đáp án chuẩn::
Các electron chiếm lần lượt những orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao.
Thảo luận 9: Quan sát Hình 4.8, cho biết cách biểu diễn 2 electron trong một orbital dựa trên cơ sở nào?
Đáp án chuẩn::
Sử dụng các ô lượng tử, mỗi ô ứng với một AO, mỗi AO chứa tối đa 2 electron.
Thảo luận 10: Quan sát Hình 4.9, hãy cho biết nguyên tử oxygen có bao nhiêu electron ghép đôi vào bao nhiêu electron độc thân?
Đáp án chuẩn::
2 và 2.
Thảo luận 11: Từ Bảng 4.1, hãy chỉ ra mối quan hệ giữa số thứ tự lớp và số electron tối đa trong mỗi lớp.
Đáp án chuẩn::
Lớp n có tối đa 2n2 electron.
Luyện tập: Nguyên tử nitrogen có 2 lớp electron trong đó có 2 phân lớp s và 1 phân lớp p. Các phân lớp s đều chứa số electron tối đa, còn phân lớp p chỉ chứa một nửa số electron tối đa. Nguyên tử nitrogen có bao nhiêu electron?
Đáp án chuẩn::
7.
Thảo luận 12: Quan sát Hình 4.10, hãy nhận xét số lượng electron độc thân ở mỗi trường hợp.
Đáp án chuẩn::
- (a): phân lớp bão hòa chứa đủ số electron tối đa.
- (b): phân lớp nửa bão hòa chứa một nửa số electron tối đa.
- (c): phân lớp chưa bão hòa chưa đủ số electron tối đa.
Thảo luận 13: Hãy đề nghị cách phân bố electron vào các orbial để số electron độc thân là tối đa.
Đáp án chuẩn::
Biểu diễn các electron bằng mũi tên đi lên vào lần lượt các orbital trước, sau đó mới quay lại biểu diễn các electron bằng mũi tên đi xuống vào các orbital.
Luyện tập: Trong các trường hợp (a) và (b) dưới đây, trường hợp nào có sự phân bố electron vào các orbital tuân theo và không tuân theo quy tắc Hund.
Đáp án chuẩn::
(b).
Thảo luận 14: Cấu hình electron của một nguyên tử cho biết những thông tin gì?
Đáp án chuẩn::
Sự phân bố electron trong vỏ nguyên tử trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
Luyện tập: Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố aluminium (Z = 13) và biểu diễn cấu hình electron của aluminium theo ô orbital. Từ đó, xác định số electron độc thân của nguyên tử này.
Đáp án chuẩn::
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1
- Cấu hình theo ô orbital:
- Số electron độc thân: 1.
Thảo luận 15: Quan sát Bảng 4.2, hãy cho biết dựa trên cơ sở nào để dự đoán phosphorus là nguyên tố phi kim.
Đáp án chuẩn::
Có 5 electron lớp ngoài cùng.
Vận dụng: Lithium là một nguyên tố có nhiều công dụng, được sử dụng trong chế tạo máy bay và trong một số loại pin nhất định. Pin Lithium - Ion (pin Li - Ion) đang ngày càng phổ biến, nó cung cấp năng lượng cho cuộc sống của hàng triệu người mỗi ngày thông qua các thiết bị như máy tính xách tay, điện thoại di động, xe Hybrid, xe điện, ... nhờ trọng lượng nhẹ, cung cấp năng lượng cao và khả năng sạc lại. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử (Bảng 4.2), hãy dự đoán lithium là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Đáp án chuẩn::
Kim loại.
BÀI TẬP
Câu 1: Trong các cách biểu diễn electron vào các orbital của phần lớp 2p ở trạng thái cơ bản, hãy chọn cách phân bố đúng:
Đáp án chuẩn::
(1)
Câu 2: Cho nguyên tố X có 2 lớp eletron, lớp thứ 2 có 6 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X.
Đáp án chuẩn::
8.
Câu 3: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của những nguyên tố nào dưới đây có electron độc thân?
a) Boron; b) Oxygen; c) Phosphorus; d) Chlorine.
Đáp án chuẩn::
Cả 4 nguyên tố.
Câu 4: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: carbon ( Z=6), sodium (Z=11) và oxygen (Z=8). Cho biết số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử các các nguyên tố trên. Chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Đáp án chuẩn::
C: 1s22s22p2 có 4 electron lớp ngoài cùng ⇒ phi kim.
Na: 1s22s22p63s1 có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ kim loại.
O: 1s22s22p4 có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ phi kim.
Bình luận