Đáp án Công nghệ 10 thiết kế Kết nối bài 7 Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ
Đáp án bài 7 Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công nghệ 10 thiết kế Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7: NGÀNH NGHỀ KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
MỞ ĐẦU
CH: Hãy quan sát và cho biết những người trong Hình 7.1 làm nghề gì, thuộc lĩnh vực nào. Suy nghĩ về bản thân và cho biết em sẽ chọn nghề nào? Hãy giải thích về sự lựa chọn đó.
Gợi ý đáp án:
Hình 7.1 mô tả nghề sữa chửa, lắp ráp ô tô, thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.
Em tự chia sẻ về nghề nghiệp mong muốn của mình trong tương lai.
II. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
1. Nghề thuộc ngành cơ khí
Khám phá: Kể tên nghề thuộc ngành cơ khí mà em biết.
Gợi ý đáp án:
+ Lập trình viên và vận hành cho máy tiện CNC.
+ Kỹ sư thiết kế cơ khí.
+ Kỹ sư cơ khí chế tạo máy.
+ Nhân viên kỹ thuật cắt Laser Inox.
+ Nhân viên Kỹ thuật – Bảo trì thang máy.
+ Kỹ sư điện trong lĩnh vực Điện lực.
+ Kỹ sư cơ khí ô tô, kỹ sư lắp ráp, sửa chữa...
LUYỆN TẬP
Tóm tắt các thông tin về yêu cầu của các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí. Hãy đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân với yêu cầu đó trên các phương diện năng lực, sở thích, các tính và giá trị nghề nghiệp.
Gợi ý đáp án:
+ Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị; biết độc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập trình công nghệ và chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các loại đồ gá, khuôn mẫu, máy móc, thiết bị.
+ Biết phân tích, giải quyết những vấn đề về kĩ thuật chuyên môn.
+ Biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng và chế tạo.
+ Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy.
Ngoài ra, người lao động cần có sức khỏe tốt, cẩn thận, kiên trì; yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật; có tinh thần hợp tác tốt, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao; phản ứng nhanh nhạy để xử lí tình huống trong quá trình lao động; tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động...
Học sinh tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân.
2. Nghề thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông
Khám phá: Kể tên một số nghề nghiệp thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông mà em biết.
Gợi ý đáp án:
Một số nghề thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông là: kĩ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp; hệ thống điện; vận hành nhà máy điện gió, điện mặt trời...
LUYỆN TẬP:
Tóm tắt các thông tin về yêu cầu của các ngành nghề thuộc lĩnh vực điện, điện tử và viễn thông. Hãy đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân với yêu cầu đó trên các phương diện năng lực, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp.
Gợi ý đáp án:
+ Có hiểu biết về các thiết bị điện, biết điều khiển bộ thiết bị lập trình điện tử trong sản xuất công nghiệp
+ Biết thiết kế hệ thống đa phương tiện, phát thanh truyền hình, sử dụng các thiết bị đo kiểm, lắp ráp mạch điện, điện tử
+ Phân tích, giải quyết những vấn đề kĩ thuật chuyên môn
+ Sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng
+ Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
+ Có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy
+ Cần có sức khỏe tốt, cẩn thận, tỉ mỉ; bình tĩnh, phản ứng nhanh nhạy, sáng tạo
+ Tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động...
Học sinh tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân.
Kết nối năng lực: Tìm hiểu các thông tin về thị trường lao động của những nghề nghiệp em quan tâm trên trang web của Tổng cục Thống kê, của các bộ, ngành liên quan, của tổ chức Lao động Quốc tế, của các tổ chức giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam.
Gợi ý đáp án:
Học sinh tự tìm hiểu
VẬN DỤNG:
Tham khảo Hình 7.2, em hãy khái quát ngành nghề kĩ thuật, công nghệ mà em yêu thích.
Gợi ý đáp án:
Ví dụ công việc em yêu thích là ngành cơ khí:
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận