[CTST] Trắc nghiệm Âm nhạc 6 chủ đề 6: Cùng vui hòa ca
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 6 chủ đề 6: Cùng vui hòa ca - Sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác phẩm hợp xướng tiêu biểu ở nước ta là:
- A. Ca ngợi Tổ quốc – Hồ Bắc.
- B. Sóng Cửa Tùng – Doãn Nho.
- C. Hồi tưởng – Hoàng Vân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Hát bè đuổi là:
- A. Hát cùng lúc, cùng tiết tấu, lời ca nhưng khác nhau về cao độ.
- B. Hát khác nhau về giai điệu, lời ca.
C. Hát cùng giai điệu nhưng khác nhau về thời điểm bắt đầu câu hát.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3: Bài hát Em đi trong tươi xanh gồm mấy đoạn?
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 4: Bài hát Em đi trong tươi xanh có nội dung gì?
A. Cảm xúc của các bạn thiếu nhi về đất nước Việt Nam thống nhất, hòa bình, tươi đẹp.
- B. Sự trong sáng, vui tươi, hồn nhiên của thiếu nhi Việt Nam.
- C. Đất nước Việt Nam tươi đẹp trong mắt thiếu nhi Việt Nam.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Bài thực hành số 5 - Chim cúc cu là dân ca nước nào?
- A. Pháp.
- B. Đức.
C. Anh.
- D. Nga.
Câu 6: Ai là người viết nhạc và lời cho bài hát Em đi trong tươi xanh?
- A. Nhạc Bùi Anh Tú, lời thơ Nguyễn Trọng Sửu.
- B. Nhạc và lời Nguyễn Đức Trung.
C. Nhạc và lời Vũ Thanh.
- D. Nhạc Nguyễn Văn Hiên, lời ý thơ Từ Nguyên Thạch.
Câu 7: Bài hát Em đi trong tươi xanh (nhạc và lời Vũ Thanh) có giai điệu như thế nào?
- A. Lời ca trong sáng, giai điệu bay bổng.
- B. Nhịp nhàng, tha thiết, uyển chuyển.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 8: Có mấy hình thức hát bè?
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 9: Từ những thế kỉ trước, hợp xướng phát triển mạnh ở:
- A. Châu Á.
B. Châu Âu.
- C. Châu Mĩ.
- D. Đông Nam Á.
Câu 10: Câu kết trong bài hát Em đi trong tươi xanh là:
- A. Em đi trong tươi xanh, chim hòa bình tung cánh.
B. Thênh thang đường em bước, dưới sao bay đẹp bóng cờ.
- C. Em đi trong tươi xanh, bao la tình non nước.
- D. Em đi trong tươi xanh, thơm hương lúa bay quanh.
Câu 11: Hát bè hòa âm là:
- A. Hát cùng lúc.
- B. Hát cùng tiết tấu, lời ca.
- C. Khác nhau về cao độ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Học xong chủ đề Cùng vui hòa ca, em được rèn luyện điều gì?
- A. Tai nghe âm nhạc.
- B. Khả năng hát cùng nhau.
- C. Kĩ năng giao lưu
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Đỉnh cao trong nghệ thuật hát bè là:
A. Hợp xướng.
- B. Đồng ca.
- C. Tốp ca.
- D. Song ca.
Câu 14: Bè phức điệu gồm mấy loại:
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hát bè:
- A. Khi hát từ 2 người trở lên, người ta có thể hát bè.
- B. Hát bè bao giờ cũng có bè chính, bè phụ.
C. Giọng hát của các bè lúc nào cũng vang lên với những tiết tấu, giai điệu khác nhau tạo nên những âm thanh đầy đặn, nhiều màu sắc.
- D. Người ta có thể hát từ 2 đến 4, 5,… bè.
Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hát bè:
- A. Có hai hình thức hát bè là hát bè hòa âm và hát bè phức điệu.
- B. Khi hát bè, thường có các giọng hát khác nhau tạo thành các bè khác nhau như: giọng nữ (nữ cao, nữ trung, nữ trầm), giọng nam (nam cao, nam trung, nam trầm).
- C. Hát bè bao giờ cũng có bè chính, bè phụ.
D. Thể loại hát đồng ca là đỉnh cao trong nghệ thuật hát bè.
Câu 17: Ai là người viết nhạc và lời cho bài hát Ca ngợi tổ quốc?
- A. Nhạc và lời Vũ Thanh.
- B. Nhạc và lời Nguyễn Đức Trung.
C. Nhạc và lời Hồ Bắc.
- D. Nhạc Nguyễn Văn Hiên, lời ý thơ Từ Nguyên Thạch.
Câu 18: Số lượng người hát bè hợp xướng có thể lên tới:
- A. 10 người.
- B. 30 người.
- C. 50 người.
D. Hàng trăm người.
Câu 19: Bài hát nào dưới đây có chủ đề Cùng vui hòa ca:
A. Em đi trong tươi xanh.
- B. Hò ba lí.
- C. Đi cắt lúa.
- D. Niềm tin thắp sáng trong em.
Câu 20: Hợp xướng là hình thái âm nhạc xuất hiện trên thế giới, là hình thức nghệ thuật thanh nhạc cổ xưa sản sinh ra bởi mối liên hệ mật thiết với đời sống xã hội:
A. Hy Lạp.
- B. La Mã.
- C. Lưỡng Hà.
- D. Ai Cập.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận