Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 Cánh diều bài 20: Việt Nam từ năm 1991 đến nay

Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều bài 20: Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: 

  - Hoa Kỳ, là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. 

  - Trung Quốc, với vai trò là nước xuất khẩu lớn và là đối tác thương mại quan trọng trong khu vực. 

  - Liên minh châu Âu (EU), với nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết.  

  - Các nước ASEAN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại khu vực.

Câu 2: 

- Đất nước từng bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện.

+ Tăng trưởng kinh tế khá và tương đối bền vững, do do tiềm lực cũng như quy mô nền kinh tế dược mở rộng. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng hiện đại.

+ Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước đã có những bước tiến lớn.

- Trong kinh tế đối ngoại, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng và nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng lên.

+ Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, kí kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước.

+ Nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế hiện đại được xây dựng, thu hút đầu tư của các nước phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế cũng như đời sống của người dân.

Câu 3: 

- Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố nhằm góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc và ổn định chính trị.

+ Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức chính quy, hiện đại với các lực lượng: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Tác chiến không gian mạng…

+ Nhiều vũ khí, khí tài hiện đại đã được trang bị như: các loại máy bay chiến đấu, tàu ngầm Kilo, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa,...

- Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tương đối tốt.

Câu 4: 

  - Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hội nhập khu vực. 

  - Đất nước đã thực hiện các chính sách đổi mới kinh tế (Đổi Mới) từ năm 1986, tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau năm 1991. 

  - Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ IX vào năm 2001, khẳng định đường lối phát triển đất nước. 

  - Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 cũng ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam nhưng đất nước đã vượt qua khó khăn.

Câu 5: 

  - Chính sách Đổi Mới đã được tiếp tục thực hiện để cải cách kinh tế và mở cửa hội nhập quốc tế. 

  - Chương trình "Xóa đói giảm nghèo" được triển khai nhằm nâng cao đời sống người dân và phát triển bền vững. 

  - Chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo động lực cho kinh tế. 

  - Các chính sách cải cách hành chính và quản lý nhà nước được đẩy mạnh để nâng cao hiệu quả công việc.

Câu 6: 

Công cuộc Đổi mới toàn diện của Việt Nam từ năm 1991 đến nay trải qua nhiều giai đoạn với những nội dung cơ bản như sau:

- Giia đoạn 1991-1995:

+  Vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội.

+  Phá thế bị bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ đối ngoại.

- Giai đoạn 1996-2011:

+  Đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

+  Hội nhập kinh tế quốc tế.

- Giai đoạn 2011-nay:

+  Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới.

+  Hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng.

Câu 7:

- Tình hình xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

+ Công cuộc xoá đói giảm nghèo được thực hiện thành công đưa đất nước bước ra khỏi tình trạng kém phát triển.

+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cải thiện và không ngừng được nâng cao.

- Giáo dục đào tạo đạt được nhiều thành tựu.

+ Cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010.

+ Giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề ngày càng phát triển về quy mô và loại hình đào tạo, nội dung giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

- Đời sống văn hóa-nghệ thuật được phát triển phong phú và đa dạng, hướng tới mục tiêu: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 8:

  - Tình trạng ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường đang trở thành thách thức lớn. 

  - Bất bình đẳng xã hội và sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng ngày càng gia tăng. 

  - Vấn đề giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập. 

  - Sự gia tăng các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Câu 9: 

- Độc lập chủ quyền của đất nước giữ vững, tình hình chính trị ổn định đã tạo ra môi trường hoà bình để phát triển đất nước. Bộ máy chính quyền nhà nước và hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện.

- Về đối ngoại, Việt Nam đã phá thể bị bao vây, cấm vận và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Hội nhập quốc tế diễn ra chủ động, tích cực và đạt nhiều kết quả.

+ Năm 1995, Việt Nam đã bình thường quan hệ ngoại giao với Mỹ và gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

+ Đến cuối năm 2021, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn dàn da phương khu vực và toàn cầu.

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1:  Phân tích những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1991 đến nay. 

Câu 2: So sánh sự phát triển kinh tế của Việt Nam và một quốc gia Đông Nam Á khác từ năm 1991 đến nay.   

Câu 3: Phân tích những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.   

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1:  Phân tích những chính sách của Nhà nước Việt Nam nhằm phát triển bền vững từ năm 1991 đến nay.   

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Những thành tựu của công cuộc Đối mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc học tập và cuộc sống hằng ngày của bản thân em. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 3:  Đánh giá tác động của công nghệ thông tin đến sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay.   

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam từ năm 2020 đến nay. 

Câu 2: Đánh giá vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế từ năm 1991 đến nay.  

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Lịch sử 9 cánh diều bài 20: Việt Nam từ năm 1991 đến, Bài tập Ôn tập Lịch sử 9 cánh diều bài 20: Việt Nam từ năm 1991 đến, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Lịch sử 9 CD bài 20: Việt Nam từ năm 1991 đến

Bình luận

Giải bài tập những môn khác