[Cánh diều] Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 30: Các dạng năng lượng

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 30 "Các dạng năng lượng" sách Cánh diều. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

30.1. Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có

A. năng lượng ánh sáng.

B. năng lượng điện.

C. năng lượng nhiệt.

D. động năng.

30.2. Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?

A. Dây cao su đang bị giãn.

B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước.

C. Ngọn lửa đang cháy.

D. Quả táo trên mặt bàn.

30.3. Trong các vật sau đây, vật nào không cần năng lượng điện khi hoạt động?

A. Quạt trần.

B. Lò vi sóng.

C. Bếp than.

D. Bếp điện từ.

30.4. Một vật đang rơi từ trên cao xuống dưới, khi đó có một dạng năng lượng giảm dần, đó là

A. thế năng đàn hồi.

B. thế năng hấp dẫn.

C. động năng.

D. năng lượng điện.

30.5. Trong các vật sau đây, vật nào có thể cung cấp năng lượng điện?

A. Quả táo trên cành.

B. Lò xo đang bị nén.

C. Quả bóng đang bay.

D. Pin còn tốt.

30.6. Số đếm của công tơ điện ở mỗi gia đình cho biết

A. năng lượng điện gia đình sử dụng.

B. số quạt điện gia đình sử dụng.

C. thời gian sử dụng điện của gia đình.

D. số bóng đèn điện gia đình sử dụng.

30.7. Khi nói về các dạng năng lượng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Động năng thuộc nhóm năng lượng lưu trữ.

B. Thế năng đàn hồi thuộc nhóm năng lượng gắn với chuyển động.

C. Năng lượng hóa học thuộc nhóm năng lượng gắn với chuyển động.

D. Năng lượng hạt nhân nhóm năng lượng lưu trữ.

30.8. Cho một số dạng năng lượng sau: thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng âm thanh, năng lượng ánh sáng, năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân.

Hãy sắp xếp các dạng năng lượng trên theo hai nhóm: nhóm năng lượng gắn với chuyển động; nhóm năng lượng lưu trữ.

30.9. Hai xe ôtô giống hệt nhau là A và B chuyển động trên đường thẳng. Ôtô A chuyển động nhanh hơn ôtô B. Em hãy cho biết xe ôtô nào có động năng lớn hơn. Giải thích câu trả lời của em.

30.10. Từ mặt đất, hai quả bóng giống hệt nhau là C và D được đưa lên cao. Quả bóng C được đưa lên độ cao 2m, quả bóng D được đưa lên độ cao 1,5m. Em hãy cho biết quả bóng nào có thế năng hấp dẫn lớn hơn. Giải thích câu trả lời của em.

30.11. Hai lò xo giống hệt nhau là E và F. Kéo dọc trục lò xo để lò xo E giãn 2 cm và lò xo F giãn 4 cm. Khi đó, lò xo nào có thế năng đàn hồi lớn hơn? Giải thích câu trả lời của em.

30.12. Một viên bi đang đứng yên ở vị trí 1. Đẩy nhẹ để viên bi lăn từ vị trí thứ 1 đến vị trí thứ 5 (hình 30.1).

a) Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí.

b) So sánh động năng của viên bi ở vị trí 1 với động năng của viên bi ở vị trí 3. Giải thích câu trả lời của em.

30.13. Em hãy kể tên một số thiết bị trong gia đình cần được cung cấp năng lượng điện để hoạt động. Các thiết bị đó được sử dụng với mục đích gì? Ví dụ: Quạt điện để làm mát.

30.14. Để nấu ăn, gia đình em sử dụng loại bếp gì? Bếp đó cung cấp dạng năng lượng gì để nấu chín thức ăn?

30.15. Bàn là cung cấp dạng năng lượng nào để làm phẳng quần, áo?

30.16. Để thay đổi chế độ hoạt động của tivi, điều hòa không khí, … chúng ta có thể sử dụng điều khiển từ xa. Em hãy cho biết cái điều khiển từ xa thường sử dụng năng lượng nào để hoạt động?

30.17. Trong lớp học của em, loại thiết bị điện nào đang được sử dụng để cung cấp năng lượng ánh sáng?

30.18. Tìm hiểu thông tin trên mạng internet cho biết một học sinh lớp 6 cần tiêu thụ bao nhiêu năng lượng một ngày.

30.19. Ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được câu hoàn chỉnh.

Ví dụ: 1 – c.

Cột A

1. Một lò xo đang biến dạng

2. Tiếng còi xe ôtô

3. Xăng, dầu mỏ

4. Ngọn nến đang cháy

5. Máy bay đang chuyển động

 

Cột B

a. có động năng.

b. có năng lượng âm thanh.

c. có thế năng đàn hồi.

d. có năng lượng hóa học.

e. cung cấp năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng.

 

30.20. Vào những ngày có gió lớn, nếu không để ý, gió lớn có thể tác dụng lực làm cho cửa đập mạnh vào tường. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp hạn chế tác hại trên.

30.21. Một xe lăn và một lò xo được bố trí như hình 30.2 (lò xo có đầu A cố định và đầu B để tự do). Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:

- Đẩy xe lăn vào đầu B của lò xo, làm cho lò xo nén 1 cm rồi buông tay, xe sẽ chuyển động trên mặt sàn, xe đi được quãng đường S1 thì dừng lại.

- Đẩy xe lăn vào đầu B của lò xo, làm cho lò xo nén 2 cm rồi buông tay, xe sẽ chuyển động trên mặt sàn, xe đi được quãng đường S2 thì dừng lại.

Hãy so sánh hai quãng đường S1 và S2. Giải thích câu trả lời của em.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Cánh diều lớp 6, sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều, giải SBT Khoa học tự nhiên 6 sách mới, bài 30 Các dạng năng lượng Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo