[Cánh diều] Giải SBT Giáo dục công dân 6 bài 8: Tiết kiệm

Giải SBT Giáo dục công dân 6 bài 8: Tiết kiệm sách "Cánh diều". Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Khởi động 

Em hãy cùng các bạn nghe hát bài hái “Đội em làm kế hoạch nhỏ" (sáng tác: Phong Nhã).

Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của hoạt động “làm kế hoạch nhỏ” của các bạn thiếu niên trong bài hát?

Trả lời: 

Bạn nhỏ trong bài hát đã vô cùng có ý thức tiết kiệm giấy. 

Khám phá 

1. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm 

* Thế nào là tiết kiệm 

Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

Mây hôm nay, em Trang bị bệnh khiến cả nhà ai cũng lo lắng. Bố đi làm xa, mẹ bối rối vì thiếu tiền chữa bệnh cho em. Hải mở tủ lấy ra một chiếc hộp nhỏ đưa cho mẹ và nói: 

- Mẹ cầm tiền để mua thuốc cho em ạ!

Mẹ ngạc nhiên hỏi: 

- Tiền ở đâu mà con có vậy? 

Hải nhỏ nhẹ nói: 

- Tiền con bán giấy vụn, chai lọ, tiền được mừng tuổi,...Con đều cất vào hộp để mua xe đạp nhưng việc chữa bệnh cho em cần thiết hơn ạ! 

Mẹ mỉm cười khen Hải: 

- Mẹ cảm ơn con, con ngoan quá, còn nhỏ đã biết tiết kiệm, thương bố mẹ, thương em. 

a) Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Hải?

b) Em hiểu thế nào là tiết kiệm? 

Trả lời: 

a) Hành động của bạn Hải thực đáng khen. 

b) Tiết kiệm là không sử dụng một thức gì đó một cách lãng phí không cần thiết, tích góp lại những điều nhỏ để dành. 

* Biểu hiện của việc tiết kiệm

Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi: 

a) em hãy chỉ ra những biểu hiện cảu tiết kiệm và chưa tiết kiệm trong bức tranh trên. 

b) Em hãy kể thêm những biểu hiện của tiết kiệm và lãng phí. 

Trả lời:  

a) 

  • Biểu hiện cảu tiết kiệm : 1, 2, 5
  • Biểu hiện của chưa tiết kiệm: 3, 4, 6

b) 

  • Những biểu hiện của tiết kiệm: Không tiêu hết tiền tiêu vặt mà tiết kiệm lại, giữ lại giấy của những quyển vở không viết hết. 
  • Biểu hiện của lãng phí: bật hết tất cả quạt và đèn trong phòng lớn khi chỉ có một mình. Đồ dùng chưa hỏng đã vứt đi mua mới. 

2. Ý nghĩa của tiết kiệm 

Em hãy nghiên cứu các tường hợp dưới đậy và trả lời câu hỏi :

1. Anh Hòa là chủ cửa hàng tạp hóa, có thu nhật khá cao nhưng kiếm được bao nhieu anh đều tiêu hết. Gần đây, công việc kinh doanh của anh không thuận lợi, anh lại lâm bệnh phải nằm viện. Cuộc sống của anh trở nên vô cùng khó khăn vì không có đủ tiền để thanh toán viện phí và trang trải các khoản chi tiêu cần thiết. 

a) Em có nhận xét gì về cách chi tiệu của anh Hoà?

b) Cách chi tiêu đó đã dẫn đến hậu quả gì?

Trả lời: 

a) cách chi tiêu của anh hòa là thiếu hợp lí 

b) cách chi tiêu đó đã dẫn đến hậu quả là khi cần đến một số tiền lớn thì anh Hòa không có. 

2. Quang được mọi người yêu mến vì không chỉ học giỏi mà còn tham gia tích cực các hoạt động của trường, lớp. Bạn chia sẻ: "Mình luôn tiết kiệm thời gian, sắp xếp công việc hợp lí để thực hiện được những việc cần làm, những điều mình muốn". 

Từ câu chuyện của Quang, em hãy rút ra ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian.

Trả lời: 

Tiết kiệm thời gian giúp ta có cơ hội để thử làm những gì mình muốn, từ đó tăng khả năng xây dựng cuộc sống mơ ước của bản thân. 

3. Phong trào "Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng" đã lan tỏa từ gia đình đến cộng đồng. Nhờ những hành động tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng của mỗi người đã góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm một phần lớn chi phí cho gia đình và quốc gia. 

Em hãy nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm năng lượng.

Trả lời: 

Tiết kiệm điện nặng lượng giúp giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho gia đình và quốc gia. 

3. Cách thực hiện tiết kiệm 

* Thực hiện tiết kiệm tiền 

Trả lời: 

chỉ mua đúng đồ cần mua, không mua thêm những thứ không cần thiết. 

* Thực hiện tiết kiệm thời gian 

Trả lời: 

Bạn Nam đã tránh xa các thiết bị giải trí khi công việc chưa hoàn thành để tiết kiệm thời gian. 

* Thực hiện tiết kiệm nước 

Trả lời: 

a) Bức tranh nhắc em khóa vòi khi không sử dụng. Sửa vòi nước khi chúng bị rò rỉ

b) Chỉ lấy nước uống vừa đủ, tránh dùng thừa mứa rồi đổ đi. 

*Thực hiện tiết kiệm điện 

Em hãy tham gia vào cách thực hiện tiết kiệm điện cùng các bạn trong nhóm: 

Minh: Tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết. 

Oanh: Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.

Ninh: Tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn. 

Em hãy nêu thêm những cách khác để tiết kiệm điện. 

Trả lời:  

Sử dụng những thiết bị hoạt động nhờ năng lượng tự nhiên như gió, năng lượng mặt trời,...

Luyện tập 

1 Em hãy cùng các bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ sau.

-  Liệt kê những biểu hiện lãng phí đồ dừng học tập và cách bết kiệm đồ dùng học tập của học sinh.

-  Liệt kê những biểu hiện lãng phí thời gian và cách tiết kiệm thời gian của học sinh.

2. Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây.

a. Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, Lan chỉ lầy vừa đủ thức ăn.

b. Dương thường bật điều hoà, quạt trần, tivi suốt ngày ngay cả khi ra sân chơi với các bạn.

c. Quân rủ Tuấn ra quán chơi điện tử, tiêu hốt cả số tiền mẹ mới cho để mua sách.

3. Xử lí tình huống

1. Gia đình Lan sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật Lan, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý Lan tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho "sang trọng". 

Nếu là Lan. em sẽ làm gì? 

2. Từ hôm được mẹ mua cho chiếc điện thoại để tiện liên lạc, Hùng không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ học trên lớp, Hùng lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện bạn bè, chơi điện từ nên đã sao nhãng chuyện học hành. Cô giáo vầ bố mẹ đều nhắc nhở nhưng Hùng vẫn không thay đổi vì cho rằng đó là cách để thư giãn, giảm bớt căng thẳng sau giờ học. 

a) Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của hùng? Điều này sẽ ảnh hưởng gì đến kết quả học tập? 

b) Em có lời khuyên gì cho Hùng? 

3. Tuyết luôn nhận mình là người sống tiết kiệm, thích mua hàng gia rẻ nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bạn thường không chia sẻ đồ dùng của mình với các bạn vì cho rằng cần phải tiết kiệm. 

Trả lời: 

1. 

  • Những biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập: tẩy chưa dùng hết đã vứt đi mua mới vì nó cũ, giấy trắng còn lại trong vở không sử dụng làm giấy nháp mà trực tiếp vứt đi. 
  • Biểu hiện của việc lãng phí thời gian: Dành thời gian cả ngày để chơi game khi bài tập về nhà chưa hoàn thành. Cách tiết kiệm thời gian: làm xong việc của mình rồi mới chơi. 

2. 

a) Hành vi của Lan và văn minh và tiết kiệm thức ăn. 

b) Hành động của Dương là lãng phí điện. 

c) Quân như vậy là lãng phí tiền bạc của mẹ. 

3. 

  • Nếu là Lan, em sẽ giải thích với các bạn rằng điều kiện gia đình không quá tốt, chúng ta có thể chức tiệc tại gia vừa đỡ tốn kinh phí vừa ấm cúng. 
  • a) Việc sử dụng thời gian cảu Hùng là chưa hợp lý nếu không muốn nói là lãng phí thời gian. 
  • b) Lời khuyên là bạn hãy lắng nghe ý kiến của thầy cô giáo và ba mẹ nếu không  muốn tương lai phải trả giá cho hành động của bản thân. 
  • chúng ta có hai khái niệm khác nhau là tiết kiệm và keo kiệt, bủn xỉn. Tuyết đã rơi vào trường hợp thứ hai. 
Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT cánh diều lớp 6 bài 8: Tiết kiệm , giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 sách cánh diều , giải GK Giáo dục công dân 6 sách mới

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều