[Cánh diều] Giải SBT Giáo dục công dân 6 bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Giải SBT Giáo dục công dân 6 bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em sách "Cánh diều". Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Khởi động 

Cùng nghe bài hát "quyền trẻ em" (sáng tác: Trịnh Vĩnh Hành) 

Em hãy ghi tên các quyền trẻ em được nhắc tới trong bài hát. 

Trả lời: 

Quyền trẻ em được nhắc đến trong bài hát có: quyền được bảo vệ, quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được tham gia. 

Khám phá 

1. Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em 

2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em 

Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi 

1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. công ước đảm bảo cho trẻ em được sống, được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng; dducowj tham gia vào các hoạt động xã hội; được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. 

2. Thời phong kiến, pháp luật chủ yếu bảo hộ quyền lợi của giai cấp thống trị, quyền trẻ em không được đảm bảo. Nhiều gia đình vì quá nghèo, không đủ điều kiện nuôi dưỡng nên đã phải bán con cho các gia đình giàu có. Các em phải làm việc vất vả, không được ăn no, không được học hành, hay bị đánh, mắng,....

a) Em hãy cho biết, quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào? 

b) Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu quyền trẻ em không được thực hiện? 

Trả lời: 

a) Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng đối vưới sự phát triển vật chất lẫn tinh thần của mỗi đứa trẻ. 

b) Xã hội sẽ không thể phát triển nếu trẻ em không được bảo vệ và phát triển như cách trẻ em phải được nhận. Bởi mỗi đứa trẻ đều là chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu chúng không được dạy dỗ và phát triển tử tế thì sẽ hỏng một thế hệ và xã hội sẽ khó có thể phát triển được. 

Luyện tập 

1. Trò chơi “Tiếp sức" kề về bồn nhóm quyền của trẻ em

Mỗi nhóm lựa chọn một trong bốn nhóm quyền của trẻ em (quyền được sống còn, quyền được bảo vệ. quyền được phát triển, quyền được tham gia) để kế về từng quyển cụ thể của trẻ em ở nhóm quyền đó.

 Trả lời: 

Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bởi vì, “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 Luật giáo dục năm 2005). Với ý nghĩa đó, trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em qui định:

“1-Trẻ em có quyền được học tập;

  2-Trẻ em học bậc tiểu học  trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.”

Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi, có quyền tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền năng này được Nhà nước qui định và bảo đảm thực hiện. Mọi hành vi ngăn cấm việc trẻ em không được thực hiện  quyền được học tập một cách chính đánh đều là hành vi đi ngược lại lợi ích,sự phát triển một cách bình thường của trẻ. Việc qui định cụ thể thành văn bản pháp luật của Nhà nước cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn thể xã hội đối với những mầm non tương lai đất nước sau này

2. Em hãy sắp xếp các quyền cụ thể của trẻ em dưới đây theo bồn nhóm quyền theo bảng mẫu:

a. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.

b. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.

c. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật.

d. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè năm châu.

e. Trẻ em không phải làm các công việc nặng nhọc, quá sức so với bản thân.

g. Trẻ em được tiêm phòng vắc xin theo quy định của Nhà nước.

h. Trẻ em có quyển có quốc tịch.

¡. Trẻ em khuyết tật được học ở các trường chuyên biệt.

k. Trẻ em có quyền được bày tô ý kiến, quan điểm cá nhân.

1. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại.

Trả lời:

Quyền được sống còn

Quyền được bảo vệ

Quyền được phát triển

Quyền được tham gia

b. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.

g. Trẻ em được tiêm phòng vắc xin theo quy định của Nhà nước.

 

e. Trẻ em không phải làm các công việc nặng nhọc, quá sức so với bản thân.

. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại.

a. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.

c. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật.

d. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè năm châu.

¡. Trẻ em khuyết tật được học ở các trường chuyên biệt.

k. Trẻ em có quyền được bày tô ý kiến, quan điểm cá nhân.

 

 3. Em hãy kề về một tắm gương thực hiện tốt quyền của trẻ em. Em học được điều gì từ tấm gương đó?

Trả lời:  

- Em xin kể một tấm gương thực hiện tốt quyền trẻ em đó là:

Cô Trang Hà - cô gái khiếm thị Việt Nam là sinh viên ưu tú ở Mỹ

    Trang Hà, cô gái đến từ Bình Dương, Việt Nam, bị khiếm thị bẩm sinh xuất hiện trên website Đại học Arkansas - Fort Smith (Mỹ) như một tấm gương vượt khó học giỏi với số điểm trung bình năm nhất 4.0 (mức điểm tối đa). Cô sinh viên năm hai đã vượt qua cú sốc ngoại ngữ, dành hơn một tháng học thuộc đường tới trường, đọc sách giáo khoa bằng chữ nổi, học cách sử dụng thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học. Cô Trang tốn 3 tiếng để hoàn thành bài tập, gấp 3 lần một học sinh bình thường. Mỗi khi bắt đầu học kỳ mới, cô Trang lại mất thêm nhiều thời gian học thuộc đường tới lớp mới, tìm sách giáo khoa. Kết quả học tập xuất sắc sau năm đầu tiên ở đại học là chứng minh nghị lực của cô gái Việt Nam nhỏ bé sống trên đất Mỹ.

- Em học được điều gì từ tấm gương cô Trang Hà là:

+ Mỗi con người chúng ta sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền học tập,… được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng; được tham gia vào các hoạt động xã hội; được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần.

+ Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào thì nếu chúng ta nổ lực cố gắng hết mình thì sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc…

+ Cô là tấm gương sáng về học tập để bản thân em noi theo..

4, Xử lí tình huống

Bố mẹ mua cho Quân rất nhiều sách kham khảo, Quân không thích đọc nên mang sách cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ rất tức giận và đã mắng Quân. Quân cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có quyền cho bạn sác, bố mẹ không được phản đối. 

a) Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này đúng hay sai? Vì sao? 

b) Nếu là Quân, em sẽ ứng xử như thế nào? 

Trả lời:  

a) Quân hiểu trong tình huống này là sai. Vì như vậy là tự tiện đem sách đi cho mà không thông qua ý kiến của bố mẹ. 

b) Nếu là Quân, em xin phép bố mẹ trước, trình bày rõ sở thích của bản thân. 

Vận dụng  

1. Em hãy sưu tầm hoặc về tranh về quyền trẻ em và chia sẻ ý nghĩa của bức tranh đó.

Trả lời:  

2. Em hãy viết thư tư vấn cho một bạn hay bị bố đánh và doạ cho nghỉ học để giúp hướng các quyền cơ bản của trẻ em.

Hà Nội, ngày ....tháng .....năm 2020

Lan thân mến!

Kể từ ngày Lan cùng gia đình chuyển về sống ở quê, mình chưa được gặp bạn lần nào. Mình nhớ Lan nhiều, mình rất muốn biết dạo này Lan sống thế nào? May quá! Hôm nay, mình gặp bác Hải gần nhà Lan lên chơi, mình đã hỏi thăm Lan thì được bác cho biết: Lan thường xuyên bị bố đánh và đe dọa nghỉ học…, mình vô cùng thương bạn. Thế là mình lên phòng, viết thư này gửi bạn như một lời động viên, bạn hãy cố gắng lến nhé! 

Đầu tiên, mình xin chia sẻ với Lan một số kinh nghiệm để giải quyết tình thế ngay lúc đó để bố đỡ la mắng, đánh đập bạn như: Khi bố Lan la mắng thì bạn hãy giữ bình tĩnh, bạn đừng cãi lại; lúc bị mắng bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và tổn thương, trong trường hợp này, Lan nên hít thở sâu và nhịp nhàng sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh và thả lỏng hơn; nếu sự mắng nhiếc tiếp tục diễn ra đến mức độ mà bạn hoàn toàn không thể chịu nổi thì bạn nên tìm cách khéo léo để rời khỏi đó;… Ngoài ra nếu tình trạng la mắng, đánh đập cứ kéo dài và bị đe dọa nghỉ học, thì mình muốn khuyên bạn nên mạnh mẽ nhờ người thân hoặc những cô chú làm ở xã phường hiểu biết pháp luật để đứng ra bảo vệ bạn, tránh hành vi bị ngược đãi. Bởi chúng ta đang sống ở một đất nước xã hội chủ nghĩa, một đất nước vì quyền và bảo vệ quyền con người, đặc biệt là với trẻ em chúng ta có quyền được chăm sóc, được nuôi dưỡng, học tập và vui chơi…là điều chính đáng. 

Mình mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn, bạn hãy thật mạnh mẽ để vượt qua khó khăn này nhé! Nếu mình có thể giúp được gì thì Lan cứ biên thư cho mình nhé. Mong sớm nhận được tin từ bạn… 

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT cánh diều lớp 6 bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em , giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 sách cánh diều , giải GK Giáo dục công dân 6 sách mới

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều