Bài tập thực hành tiếng việt 2 tuần 20: Luyện từ và câu
Bài tập thực hành tuần 20 - tiếng việt 2 tập 2. Nội dung bài học bao gồm các bài tập bổ trợ, nhằm giúp các em nắm chắc và hiểu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2. Hy vọng, các bài thực hành sẽ giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt và đạt được kết quả cao.
Tuần 20: Luyện từ và câu
1. Điền từ xuân hoặc hè, thu, đông vào chỗ trống thích hợp trong đoạn thơ, đoạn văn sau:
Trả lời:
a)
Mùa đông đẹp hoa mai
Cúc mùa thu thơm mát
Xuân tươi sắc hoa đào
Hè về sen tỏa ngát
b) Ngay giữa sân trường, sừng sững một cây bàng. Mùa đông cây vườn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
2. Thay cụm từ khi nào trong mỗi câu hỏi dưới đây bằng một cụm từ khác (bao giờ hoặc lúc nào, tháng mấy, mấy giờ...) và viết lại câu hỏi đó:
Trả lời:
a) Khi nào tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Hoàng Ngân?
-> Bao giờ (hoặc lúc nào, tháng mấy, mấy giờ...) tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Hoàng Ngân?
b) Khi nào bạn được đi nghỉ hè cùng gia đình?
-> Bao giờ (hoặc lúc nào, tháng mấy, mấy giờ...) bạn được đi nghỉ hè cùng gia đình?
c) Bạn đọc cuốn truyên này khi nào?
-> Bạn đọc cuốn truyên này bao giờ (hoặc lúc nào, (vào) tháng mấy)?
d) Bạn có chiếc cặp mới này khi nào?
-> Bạn có chiếc cặp mới này bao giờ (hoặc lúc nào, (vào) tháng mấy)?
3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm than để điền vào chỗ trống trong truyện vui dân gian sau:
Trả lời:
MAY QUÁ
Có anh chàng nọ mới mất môt con lừa, tìm mãi chẳng thấy đâu (.) Bỗng anh ta khoái chí kêu ầm lên:
- Trời ơi, sao may quá là may (!)
Người hàng xóm thấy vậy, ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao anh lại vui thế?
- Ồ, vui quá đi ấy chứ (!) Bác thấy không, may là lúc mất con lừa thì tôi không ngồi trên lưng nó (.) Nếu không thế thì tôi vừa mất lừa vừa mất luôn cả mình rồi (.)
Bình luận