Bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất
Mặc dù con người không cảm thấy sức ép của không khí trên Trái đất, nhưng nhờ khí áp kế, người ta vẫn đo được khí áp mặt đất. Khó bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp, sinh ra gió. Trên bề mặt Trái đất có các loại gió thường xuyên thổi theo những hướng nhất định như Tín phong, gió Tây ôn đới…

A. Kiến thức trọng tâm
1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái đất.
- Khí áp:
- Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Đơn vị đo: mm thủy ngân
- Dụng cụ để đo khí áp là Khí áp kế, khí áp trung bình là :760 mm thủy ngân.
- Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực.
- Do sự xen kẻ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khi áp không liên tục mà chia thành các khu riêng biệt.
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển
- Gió:
- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
- Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất
- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.
- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.
- Hoàn lưu khí quyển:
- Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.
- Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái đất.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận