Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 3: Nam quốc sơn hà

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Kết cấu câu hỏi ở câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” nhằm mục đích gì?

  • A. Muốn một câu trả lời xác đáng
  • B. Khẳng định đanh thép nền độc lập dân tộc
  • C. Thể hiện sự căm phẫn của tác giả
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 2: Đáp án nào dưới đây không thể hiện giọng điệu của bài thơ?

  1. A. Dõng dạc.
  2. B. Bi thảm.
  3. C. Đanh thép.
  4. D. Mang đầy tinh thần hào hùng dân tộc.

Câu 3: Câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” hướng đến ai?

  • A. Nhân dân ta.
  • B. Vua quan.
  • C. Bọn giặc xâm lược.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Từ “thiên thư” ở câu thứ hai có ý nghĩa là gì?

  • A. Bức thư của trời
  • B. Sách của trời
  • C. Bức thư nghìn chữ
  • D. Cuốn sách dài nghìn chương

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng nhất. Kết cấu câu hỏi ở câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” nhằm mục đích gì?

  • A. Muốn một câu trả lời xác đáng
  • B. Khẳng định đanh thép nền độc lập dân tộc
  • C. Thể hiện sự căm phẫn của tác giả
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 6: Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà?

  • A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc
  • B. Khẳng định quyết tâm chống xâm lăng
  • C. Tin tưởng tương lai tươi sáng của đất nước
  • D. A và B đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm): Trong câu 1 bài “Sông núi nước Nam”, tại sao tác giả không sử dụng “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại dùng “Nam đế cư” (vua Nam ở)?         

Câu 2 (2điểm): Qua các cụm từ "tiệt nhiên" (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), "định phận tại thiên thư " (định phận tại sách trời), "hành khan thủ bại hư " (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.          


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

B

C

B

B

D

2. Tự luận

Câu 1.

- Người xưa coi trời là đấng tối cao và chỉ có vua (Thiên tử – con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Tất cả mọi thứ có trên mặt đất đều là của vua. 

- Hơn thế nữa, nói Nam đế cư là có hàm ý nói rằng vua của nước Nam cũng là Thiên tử chứ không phải là một ông “vua nhỏ” dưới quyền cai quản của Hoàng đế Trung Hoa.

Câu 2.

Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời) và “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bài thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác