Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 8: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa ( Trần Đình Sử)

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 8 Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa ( Trần Đình Sử). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Luận đề của văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

  • A. Đọc văn là một hành trình đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn trong mỗi văn bản văn học.
  • B. Đọc văn là một quá trình quan trọng của phê bình văn học.
  • C. Đọc văn là bước đầu tiên trong việc tìm hiểu một văn bản văn học.
  • D. Đọc văn chỉ quan trọng với những nhà phê bình văn học.

Câu 2:Trần Đình Sử đã so sánh đọc văn với cái gì?

  • A. Trò chơi đuổi mắt bắt dê.
  • B. Trò chơi ú tim.
  • C. Trò chơi đuổi bắt.
  • D. Trò chơi kéo co.

Câu 3: Thế nào là thưởng thức văn học cũng có quy luật?

  • A. Có một quy luật chung cho cách đọc tất cả các loại văn bản văn học.
  • B. Người đọc văn phải căn cứ vào một số yếu tố của văn bản như cấu tạo, ngôn ngữ, hình tượng để lí giải, phân tích, bình giảng, bình luận văn bản.
  • C. Người đọc văn có thể tuân theo sự tự do và sở thích, tư duy của mình để lí giải văn bản.
  • D. Người đọc văn phải tuân theo hướng tư duy của tác giả để đọc văn bản.

Câu 4: Ngoài văn bản, phải tìm hiểu điều gì mới thực sự là đọc hiểu văn bản nghệ thuật?

  • A. Lịch sử
  • B. Văn hóa
  • C. Tâm lí
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Tại sao có thể nói Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong?

  • A. Vì phải chia ra nhiều lần mới có thể đọc xong một tác phẩm.
  • B. Vì mỗi lần đọc, mỗi cách đọc đều sẽ cho ra kết quả đọc khác nhau, giúp độc giả có nhiều hướng tiếp cận với tác phẩm.
  • C. Vì đọc một lần thì chưa thể nhớ hết được các chi tiết trong tác phẩm.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 6: Có thể thay thế nhan đề Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa bằng nhan đề nào sau đây?

  • A. Đọc văn – trò chơi ú tim thú vị.
  • B. Đọc văn – cuộc rượt bắt tốc độ.
  • C. Đọc văn – hành trình tìm kiếm bản thân.
  • D. Đọc văn – nền tảng của học văn.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

Câu 2 (2 điểm): Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?

ĐỀ SỐ 2

I.Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhan đề Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Hoán dụ.
  • B. So sánh.
  • C. Nhân hóa.
  • D. Ẩn dụ.

Câu 2: Học văn là học những gì?

  • A. Năng lực cảm thụ văn học
  • B. Bồi dưỡng thị hiến văn, tiếp nhận kiến thức văn hóa văn
  • C. Rèn luyện năng lực năng lực biểu đạt, sáng tạo văn
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta lại chiếm thứ gì của họ?

  • A. Tài sản
  • B. Tâm trí
  • C. Tác phẩm
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Tại sao tác giả cho rằng tác phẩm văn học và đọc văn thực sự là một hiện tượng kì diệu?

  • A. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn để tìm kiếm, khám phá ý nghĩa tiềm ẩn của tác phẩm văn học.
  • B. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn để lí giải cấu tạo của văn bản.
  • C. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm văn học.
  • D. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn để thấy được tài năng văn chương của tác giả.

Câu 5: Tác giả quan niệm đọc văn là gì?

  • A. Đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.
  • B. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc.
  • C. A, B đều đúng.
  • D. A, B đều sai.

Câu 6: Đoạn văn sau trình bày luận điểm nào?

Người ta đã xây dựng nên nhiều lí thuyết và phương pháp để nắm bắt ý nghĩa… Nhưng dù dùng phương pháp nào, chung quy, đọc văn bản là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc. Các phương pháp chỉ là phụ trợ.

  • A. Khái niệm đọc văn.
  • B. Phương pháp đọc văn.
  • C. Quan niệm về đọc văn.
  • D. Ý nghĩa của đọc văn.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải như thế nào về việc đọc văn?

Câu 2 (2 điểm): Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 8 Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa ( Trần Đình Sử), đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác