Video giảng tin học ứng dụng 12 chân trời bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng

Video giảng Tin học ứng dụng 12 chân trời bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI D2: GÌN GIỮ TÍNH NHÂN VĂN TRONG KHÔNG GIAN MẠNG

Chào mừng các em học sinh đã đến với bài học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Phân tích được tính nhân văn trong ứng xử ở một số tình huống tham gia không gian mạng.

- Ứng xử phù hợp trong môi trường số (Thể hiện tính nhân văn khi tham gia không gian mạng).

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, cô mời các em cùng xem video https://www.youtube.com/
watch?v=oA8iIlsPWeM, sau đó nêu câu hỏi Khởi động SGK trang 44 cho các nhóm thảo luận: Một nhóm bạn trong lớp em cùng nhau tham gia trò chơi trực tuyến nhiều người chơi có nội dung võ thuật cổ trang. Các bạn xưng hô với nhau bằng tên gọi trong trò chơi và phân chia ngôi thứ, giải quyết xung đột bằng những trận đánh một mất một còn trong trò chơi với quy ước kết quả trong trò chơi được dùng để giải quyết cho các vấn đề trong đời thực. Hãy cho biết suy nghĩ của em về sự việc trên

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tính nhân văn

Tính nhân văn được thể hiện qua những hành động như thế nào? Theo em, cần làm gì để gìn giữ và phát huy tính nhân văn?

Video trình bày nội dung: 

- Tính nhân văn được thể hiện qua việc giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, biết lắng nghe và chia sẻ các khó khăn của người khác, không phân biệt đối xử theo chủng tộc, sắc tộc, giới tính hoặc tôn giáo, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và đồng cảm với họ.

- Mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội phải xây dựng được ý thức kỉ luật và hành động trên tinh thần đồng cảm, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền riêng tư, bảo vệ quyền lợi của người khác và có trách nhiệm với hành động của mình.

Nội dung 2: Một số vấn đề phát sinh về tính nhân văn trong không gian mạng

Sống ảo là gì và nêu nhận xét về sức ảnh hưởng của KOL đối với những người theo dõi?

Video trình bày nội dung: 

Sống ảo: Đăng hình ảnh được chỉnh sửa kĩ thuật số khiến mọi người lầm tưởng về ngoại hình của mình, viết những bình luận chạy theo trào lưu độc – lạ để tăng lượt yêu thích, thêm người theo dõi và khoe khoang về bản thân trên mạng xã hội, ngồi hàng giờ liên tục tham gia trò chơi trực tuyến để sưu tập những vật phẩm ảo thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ và nhận được sự tán thưởng từ những người chơi khác,...

Sức ảnh hưởng: KOL đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng quan điểm, quyết định của những người theo dõi. Dựa vào sức mạnh của mạng xã hội, KOL sẽ giúp cho các chiến dịch quảng cáo, tuyên truyền trở nên hấp dẫn hơn, phổ biến hơn. Bên cạnh đó, một số KOL cũng có thể tạo các luồng thông tin tiêu cực đối với một số sự kiện xã hội cụ thể.

Nội dung 3: Biện pháp gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng

Để gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng, người dùng cần thực hiện những nội dung gì? Việt Nam có những điều luật, văn bản quy phạm pháp luật về không gian mạng?

Video trình bày nội dung: 

Để gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng, em cần thực hiện các nội dung sau: nâng cao ý thức, rèn luyện hành vi đạo đức; tìm hiểu, tuyên truyền và phổ biến những nội dung của pháp luật Việt Nam liên quan đến các hoạt động trong không gian mạng; kiểm soát thông tin cá nhân trong không gian mạng.

Pháp luật Việt Nam quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không gian mạng thông qua các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Công nghệ thông tin (Luật số 67/2006/QH11); Luật An toàn thông tin mạng (Luật số 86/2015/QH13); Luật An ninh mạng (Luật số 24/2018/QH14); Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến diện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (Nghị định số 15/2020/NĐ-CP); Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (Quyết định số 874/QĐ-BTTTT).

Các hoạt động trên mạng xã hội thể hiện tính nhân văn trong ứng xử bao gồm: chỉ đăng, phát thông tin rõ nguồn gốc, thông tin đã được kiểm chứng, thông tin không vi phạm pháp luật; lan toả những thông tin, hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng; không sử dụng từ ngữ lai căng, tục tĩu, cá biệt và mang xu hướng bạo lực; rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ mình không để các thế lực xấu lợi dụng để kích động dẫn đến cực đoan, thái quá; hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và người yếu thế trong xã hội; tôn trọng sự khác biệt và đa dạng;...

……..

Nội dung video bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng còn nhiều phần hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng ký để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video. 

Xem video các bài khác