Video giảng lịch sử 8 kết nối bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Video giảng Lịch sử 8 kết nối bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
Chào mừng các em đến với bài học Lịch sử ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
- Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời một số câu hỏi sau.
Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đã diễn ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,... lãnh đạo. Theo em, các cuộc khởi nghĩa đó đã có tác động như thế nào đến tình hình Đại Việt?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử
Em hãy nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài?
Video trình bày nội dung:
Nội dung 2. Tìm hiểu một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân đàng Ngoài
Em hãy cho biết thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
Video trình bày nội dung:
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769):
+ Xây dựng căn cứ ở Điện Biên.
+ Bảo vệ vùng biên giới, giúp dân ổn định cuộc sống.
+ Năm 1769, khởi nghĩa bị dập tắt.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751):
+ Tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ ở Vĩnh Phúc, mở rộng sang Sơn Tây, Tuyên Quang.
+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751):
+ Địa bàn khởi nghĩa ở Đồ Sơn, Vân Đồn, mở rộng vào Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Năm 1751, quân Trịnh tấn công, khởi nghĩa thất bại.
Nội dung 3. Tìm hiểu kết quả, ý nghĩa lịch sử và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Em hãy cho biết kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?
Video trình bày nội dung:
- Kết quả: kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều thất bại.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công,
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...
- Tác động:
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
+ Chuẩn bị cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII
………..
Nội dung video bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIIIcòn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.