Video giảng lịch sử 12 chân trời bài 10: Khái quát về cuông cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Video giảng Lịch sử 12 chân trời bài 10: Khái quát về cuông cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
Trình bày nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
1. Giai đoạn khởi động của công cuộc đổi mới
Nội dung 1.
Em hãy trình bày thành tựu về đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
Trình bày thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986.
Video trình bày nội dung:
Đổi mới toàn diện và đồng bộ được thể hiện như thế nào trong nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1995?
Các nội dung cơ bản ở cuộc đổi mới ở Việt Nam là?
1.1. Bối cảnh lịch sử
Từ thập niên 80 của thế kỉ XX, kinh tế - xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Nội dung sản xuất và đời sống nhân dân gặp phải những khó khăn gay gắt. Trước tình hình đó, yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam là phải tiến hành đổi mới để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Tháng 12 - 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích những sai lầm, khuyết điểm trong đường lối xây dựng đất nước và đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1.2. Các nội dung cơ bản của cuộc đổi mới ở Việt Nam
- Kinh tế: Chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991) của Đảng Cộng sản, Việt Nam chủ trương hội nhập về kinh tế quốc tế.
- Chính trị: Xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nang cao hiệu lực quản lí của Nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan luật pháp. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới nội dung và hình thức Nội dung của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
- Văn hóa - xã hội: Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân. Nhà nước tạo môi trường và điều kiện để người lao động có việc làm, cải thiện điều kiện lao động. Chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân.
- Quốc phòng, an ninh: Chủ trương xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh.
- Đối ngoại: Chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam chủ trương quan hệ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.
2. Đẩy mạnh giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nội dung 2.
Em hãy đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 - 1960?
- Hãy nêu nội dung chính của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006?
Video trình bày nội dung:
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chú trọng việc đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp và nông thôn; các ngành công nghiệp, dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng; mở rộng thị trường xuất nhập khẩu; tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, gắn việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh công nông và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo. Cải cách tổ chức và Nội dung của nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tăng nhanh mức đầu tư của nhà nước và của xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hoá, bảo đảm tự do, dân chủ cho mọi sáng tạo văn hoá, văn học nghệ thuật. Gắn liền tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp; chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động, mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội.
- Về quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước. Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
- Về đối ngoại, tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".
3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng
Nội dung 3.
Em hãy đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Theo quan điểm đối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa đổi mới kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào?
- Đặc điểm văn hóa – xã hội về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 2006 đến nay là gì?
Video trình bày nội dung:
- Kinh tế: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới mô hình tăng
trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững;
huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu
hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định trường
xã hội chủ nghĩa.
- Chính trị: Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức và Nội dung của bộ máy nhà nước, bảo đảm Nhà nước Việt Nam thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Công sản Việt Nam lãnh đạo.
- Văn hóa - xã hội: Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" một cách thiết thực và hiệu quả. Chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hoá. Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
- Quốc phòng - an ninh: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại.
- Đối ngoại: Đẩy mạnh thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
………..
Nội dung video Bài 10: Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua Nội dung luyện tập và vận dụng trong video.