Video giảng Lịch sử 11 Kết nối bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Video giảng Lịch sử 11 kết nối Video giảng Lịch sử 11 Kết nối bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tóm tắt được những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa.
- Nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
- Nêu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.
- Tóm tắt được những nét chính về quá trình tái thiết và phát triển Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.
- Có ý thức trân trọng thành quả đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát triển của các dân tộc ở Đông Nam Á hiện nay.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Các em thân mến,
Chắc hẳn các em còn nhớ những bài học lịch sử ở cấp THCS, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta để giành độc lập, tự do. Vậy các em có bao giờ tự hỏi, những quốc gia láng giềng Đông Nam Á của chúng ta cũng đã trải qua những chặng đường đấu tranh đầy gian nan như thế nào không?
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một chủ đề vô cùng thú vị: Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Các em hãy quan sát Hình 1 trong SGK, đây là hình ảnh Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay. Mỗi lá cờ là một câu chuyện, là biểu tượng cho một lịch sử hào hùng của mỗi dân tộc. Quốc kì các nước Đông Nam Á rất đa dạng và là biểu tượng cho nên độc lập dân tộc của mỗi quốc gia.
Các em có để ý không? Các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều trải qua hành trình đấu tranh lâu dài, gian khổ với nhiều hình thức khác nhau để đi đến độc lập dân tộc. ậy hành trình đó diễn ra như thế nào?
Qua bài học hôm nay, cô mong các em sẽ thấy được sự kết nối giữa lịch sử và cuộc sống hiện tại. Việc tìm hiểu về quá khứ sẽ giúp chúng ta trân trọng hơn những thành quả mà cha ông đã để lại, đồng thời giúp chúng ta xác định được trách nhiệm của bản thân đối với tương lai của đất nước.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
Bây giờ, cô muốn mời các em xung phong lên bảng trả lời câu hỏi sau:
- Câu 1, Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin?
- Câu 2, Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa?
Video trình bày nội dung:
- Tại In-đô-nê-xi-a, cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô đã gây tổn thất cho chính quyền thực dân Hà Lan. Phong trào chống thực dân tiếp tục lan rộng ở cả hai quốc gia đến cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Trong khi đó, ở Phi-lip-pin, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha đã bùng nổ từ năm 1521 và kéo dài hơn ba thế kỉ
- Tại Đông Nam Á lục địa, phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược đã bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở Indonesia và Philippin:
Indonesia:
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ ở Indonesia.
Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830) với sự hưởng ứng của các lãnh chúa và đông đảo người dân trên đảo Java và các đảo khác.
Mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng gây tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân.
Sau cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Indonesia và kéo dài đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Philippin:
Cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ ở Philippin từ năm 1521, lan rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn 3 thế kỉ.
Cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô kéo dài nhất (1744-1829).
Nội dung 2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập d n tộc ở Đông Nam Á
Để hiểu hơn về bài hôm nay, các em hãy cùng nhau trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á nhé!
Video trình bày nội dung:
Từ cuối thế kỉ XIX, sau thời kì chủ nghĩa thực dân, cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chuyển sang thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, trải qua 3 giai đoạn phát triển chính. Cụ thể:
Giai đoạn tiền chiến tranh thế giới thứ nhất (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX):
Nhân dân Đông Nam Á bắt đầu tổ chức phong trào đấu tranh chống thực dân và đòi quyền độc lập.
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Giai đoạn sau Thế Chiến II (1945 trở đi):
Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc, như Inđônêxia, Việt Nam, Lào, Philíppin, và Miến Điện.
Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như Inđônêxia và Việt Nam, lan rộng sang các nước khác trên thế giới.
Hệ thống thuộc địa tan vỡ (1954 - 1960):
Các nước Đông Nam Á hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Phong trào lan rộng sang Châu Phi và Mỹ La Tinh.
Vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản và tác động của Đệ Tam Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô.
Những cuộc đấu tranh này đã đóng góp quan trọng vào việc giành độc lập dân tộc trong khu vực Đông Nam Á
Nội dung 3. Thời kì tái phát triển sau khi giành được độc lập
Sau khi thảo luận được kha khá vấn đề, vậy ai có thể tóm tắt những nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập cho cô và các bạn cùng nghe nào!
Video trình bày nội dung:
Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, và Xin-ga-po đã triển khai chiến lược công nghiệp hóa từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX. Điều này giúp họ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế và xã hội
……………………..
Nội dung video bài 6 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.