Video giảng Lịch sử 11 Chân trời bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Video giảng Lịch sử 11 Chân trời bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

CHƯƠNG 6: LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

BÀI 12: VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Xác định được vị trí của Biển Đông trên bản đồ.
  • Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.
  • Xác định được vị trí các đảo và quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ.
  • Giải thích được tầm quan trọng chiến lược cuiar các đảo và quần đảo ở Biển Đông.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy suy nghĩ và cho cô biết: Hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh gợi cho em suy nghĩ gì?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Vị trí của Biển Đông 

Em hãy cho biết:

+ Biển Đông có diện tích bao nhiêu? 

+ Biển Đông nằm ở đại dương nào? Trải dài trên những vĩ độ nào?

+ Xác định 2 vịnh biển lớn trong Biển Đông.

+ Xác định các quốc gia và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với nước ta.

Video trình bày nội dung:

+ Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km2.

+ Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ vĩ độ 30N đến vĩ độ 260B và từ kinh độ 1000Đ đến 1210Đ.

+ Hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

+ Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ-ru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia; Vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam là: Đài Loan.

Nội dung 2: Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông

Em hãy giải thích tầm quan trọng của tuyến đường vận tải qua Biển Đông. 

Video trình bày nội dung:

- Là “cầu nối” tuyến đường giao thông biển huyết mạch:

+ Giữa Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

+ Án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

+ Giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với vùng Đông Á. 

- Là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới:

+ Các tuyến hàng hải quốc tế “huyết mạch” khu vực Đông Nam Á. 

+ 4/16 đường giao thông chiến lược của thế giới đi qua Đông Nam Á.

+ Eo biển Ma-lắc-ca có vị trí quan trọng:

_ Là eo biển có lượng tàu thuyền đi qua nhộn nhịp.

_ Lượng dầu vận tải hằng năm chiếm vị trí thứ hai thế giới. 

- Nhiều nước và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này: 90% lượng vận tải thương mại thế giới thực hiện bằng đường biển, 45% phải đi qua Biển Đông. 

- Có vai trò quan trọng về địa chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế: nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, lượng hàng hóa quan trọng như dầu hỏa, khí đốt đều qua ngã ba Biển Đông.

Nội dung 3: Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông

Theo em: Tại sao quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hiện nay là “điểm nóng” trên khu vực Biển Đông?

Video trình bày nội dung:

+ Biển Đông có hàng nghìn đảo và quần đảo nằm rải rác với diện tích khác nhau.

+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông và có vị trí chiến lược quan trọng. Địa hình của hai quần đảo này là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển. 

………..

Nội dung video Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh, về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.
  • Nêu được Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử.
  • Trình bày được nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền , các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
  • Trân trọng những thành quả đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy tìm hiểu các ô chữ liên quan đến chủ đề Việt Nam và Biển Đông. 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

Em hãy cho biết tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam?

Video trình bày nội dung:

+ Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía (đông, nam và tây nam) và có đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. 

+ Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai 

Nội dung 2: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Em hãy cho biết: 

+ Việt Nam giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông theo xu hướng nào?

+ Quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hơp pháp của Việt Nam ở Biển Đông diễn ra như thế nào?

Video trình bày nội dung:

+ Từ những bằng chứng cụ thể và quá trình xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho thấy Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này ngay từ khi hai quần đảo này còn chưa có người khai thác, quá trình đó diễn ra một cách hòa bình, liên tục, không có tranh chấp, không gặp phải sự phản đối của bất kì quốc gia nào. 

+ Trong suốt quá trình đó, Nhà nước Việt Nam luôn có hành động quyết liệt và tích cực để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên biển và hải đảo. 

Nội dung 3: Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

Em hãy nêu nội dung chính của Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. 

Video trình bày nội dung:

+ Các quốc gia ven biển (kể cả các quốc gia quần đảo) có 5 vùng biển: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. 

+ Việt Nam là quốc gia ven biển có đặc điểm địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển.

………..

Nội dung video Bài 13: Việt Nam và biển Đông còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác