Video giảng Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Video giảng Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
BÀI 10. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
- Đánh giá được hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
- Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài giảng, cô có nhiệm vụ sau cho các em:
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu
Điều 1 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 quy định:
"Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Họ được ban cho lí trí và lương tâm và cần đối xử với nhau bằng tình anh em".
Em hãy cho biết ý nghĩa của quy định trên.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG I. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
Em hãy trình bày những quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
Video trình bày nội dung:
Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.
NỘI DUNG II. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Theo em, quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí biểu hiện như thế nào?
Video trình bày nội dung:
Công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền,....
NỘI DUNG III. TÌM HIỂU Ý NGHĨA QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Theo em, Quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống của con người và xã hội có ý nghĩa như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, phát triển đầy đủ và toàn diện, trên cơ sở đó có điều kiện và khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.
- Tạo ra sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
……………………..
Nội dung video BÀI 10 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.