Video giảng khoa học máy tính 12 chân trời bài B5: Đường truyền hữu tuyến và vô tuyến
Video giảng Khoa học máy tính 12 chân trời bài B5: Đường truyền hữu tuyến và vô tuyến. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI B5: ĐƯỜNG TRUYỀN HỮU TUYẾN VÀ VÔ TUYẾN
Chào mừng các em học sinh đã đến với bài học hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:
- Nêu được các khái niệm đường truyền hữu tuyến và vô tuyến.
- Nêu được các ứng dụng của một số loại đường truyền hữu tuyến và vô tuyến thông dụng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, cô mời các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
- GV trình chiếu hình ảnh trên slide để gợi ý cho HS trả lời câu hỏi Khởi động.
Mạng có dây | Mạng không dây |
- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động: Phòng thực hành Tin học của trường em có những loại mạng nào?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Giới thiệu về đường truyền hữu tuyến và vô tuyến
Thảo luận nhóm và tìm hiểu khái niệm và trả lời các câu hỏi sau:
a) Thế nào là đường truyền hữu tuyến? Đường truyền hữu tuyến thường được sử dụng để làm gì? Đường truyền hữu tuyến có những lợi ích và hạn chế gì?
b) Thế nào là đường truyền vô tuyến? Đường truyền hữu tuyến có những lợi ích và hạn chế gì?
Video trình bày nội dung:
- Cáp mạng: Là phương tiện truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng có dây. Cáp Ethernet là dạng cáp mạng phổ biến nhất được sử dụng trong phạm vi kết nối dưới 100 m.
a)
- Khái niệm: là đường truyền sử dụng các đường dây vật lí bao gồm cáp đồng trục, cáp xoắn đôi, cáp quang và các loại cáp khác để truyền dữ liệu hoặc tín hiệu từ một điểm này đến một điểm khác.
- Đường truyền hữu tuyến thường được sử dụng trong mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống truyền thông để truyền tải dữ liệu, âm thanh, hình ảnh và tín hiệu giữa các thiết bị.
- Lợi ích: Tốc độ và băng thông rộng; Độ tin cậy cao; Độ ổn định cao và độ trễ thấp; Tiết kiệm năng lượng;…
- Hạn chế: việc thiết lập đường truyền hữu tuyến phức tạp hơn so với đường truyền vô tuyến vì có liên quan đến các công tác thi công, chi phí vật tư đường truyền,...
b)
- Khái niệm: là đường truyền sử dụng sóng radio, sóng hồng ngoại, sóng vệ tinh,... để truyền dữ liệu hoặc tín hiệu từ một điểm này đến một điểm khác thay cho các đường dây vật lí.
- Đường truyền vô tuyến khắc phục được những khuyết điểm của đường truyền hữu tuyến như cơ sở cài đặt cố định, chi phí tốn kém, khả năng thi công phụ thuộc vào điều kiện môi trường,...
- Một số lợi ích của đường truyền vô tuyến:
+ Cung cấp kết nối tạm thời với các hệ thống mạng có sẵn.
+ Những người liên tục di chuyển vẫn có thể kết nối vào mạng.
+ Lắp đặt được ở những nơi địa hình phức tạp dây cáp không thể đi được.
+ Phục vụ kết nối cùng một lúc cho nhiều khách hàng
+ Dùng làm kết nối dự phòng cho các kết nối hệ thống cáp.
- Hạn chế: bảo mật thấp, bị vật cản làm suy giảm tín hiệu, băng thông không cao.
Nội dung 2: Một số loại đường truyền hữu tuyến và ứng dụng
Thảo luận nhóm và tìm hiểu về một số loại đường truyền hữu tuyến thông qua các tiêu chí sau: Cấu tạo; Phân loại; Ưu điểm, nhược điểm.
Video trình bày nội dung:
Cáp đồng trục (Coaxial cable)
- Cấu tạo: Dây dẫn trung tâm; Lớp cách điện giữa dây dẫn ngoài và dây dẫn trung tâm; Dây dẫn ngoài; Lớp vỏ plastic.
- Có hai loại: Cáp mỏng (thin cable/thinNet); Cáp dày (thick cable/thickNet).
- Ưu điểm: chi phí thấp, nhẹ, mềm và dễ kéo dây.
Cáp xoắn đôi (Twisted-Pair cable)
- Cấu tạo: gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ.
- Có hai loại: Cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu STP (Shielded Twisted-Pair); Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded Twisted-Pair)
- Ưu điểm: giá thành thấp nên cáp xoắn đôi được dùng rất rộng rãi.
Cáp quang (Fiber-optic cable)
- Cấu tạo: gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu các tín hiệu.
- Ưu điểm: rất bền và có độ suy giảm tín hiệu thấp nên cự li giữa các điểm kết nối bằng cáp quang có thể lên đến vài kilômét, băng thông cho phép đạt đến 2 Gbps.
- Khuyết điểm: giá thành cao và khó lắp đặt.
Nội dung 3: Một số loại đường truyền vô tuyến và ứng dụng
Em hãy nêu một số loại đường truyền vô tuyến thông dụng. Đường truyền vô tuyến có những ứng dụng gì?
Video trình bày nội dung:
- Wifi; Bluetooth; Mạng di động; Mạng vệ tinh; NFC (Near Field Communication)
- Viễn thông di động; Wifi; Mạng cảm biến không dây; Truyền hình vô tuyến; Truyền tải dữ liệu không dây; Internet vạn vật (IoT)
……..
Nội dung video bài B5: Đường truyền hữu và vô tuyến còn nhiều phần hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng ký để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.