Video giảng Khoa học 5 chân trời bài 4: Sự biến đổi của chất

Video giảng Khoa học 5 Chân trời bài 4: Sự biến đổi của chất. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

Mến chào các em học sinh thân yêu trở lại với bài học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Giải thích được một số trường hợp biến đổi trạng thái, biến đổi hóa học của chất trong đời sống.

- Trình bày được một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học (ví dụ: đinh bị gỉ, giấy cháy, than cháy,...).

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, cả lớp hãy cùng cô tham gia một hoạt động khởi động thú vị nhé!

- GV chiếu hình ảnh: 

BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cách bảo quản những cây kem này. Tại sao phải làm như vậy? 

- GV dẫn dắt vào bài học mới

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí

Đọc thông tin, quan sát các hình từ 1 đến 6, em hãy nêu một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

Video trình bày nội dung: 

+ Hình 1, 2, 3: Chất ở trạng thái rắn có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Hình 4a, 4b, 4c: Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Hình 5, 6: Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định, nó có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy khoảng không gian của vật chứa nó.

Các chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí và có những đặc điểm:

+ Chất ở trạng thái rắn có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định. Chất khí có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm khoảng không gian của vật chứa. 

Nội dung 2: Tìm hiểu sự biến đổi trạng thái của chất

Quan sát các hình 8a, 8b, 8c, 9a, 9b trong sách giáo khoa và hoàn thành nhiệm vụ vào phiếu học tập.

Video trình bày nội dung: 

+ Hình 8: Nước ở trạng thái lỏng.

+ Hình 8a: Nước ở trạng thái rắn.

+ Hình 8b: Nước ở trạng thái khí.

+ Hình 9a: Sô-cô-la ở trạng thái rắn.

+ Hình 9b: Sô-cô-la ở trạng thái lỏng.

+ Một số ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất mà em quan sát được trong đời sống hằng ngày:

BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

Tuyết chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao

BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

Kem chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng khi bỏ ngoài tủ đông. 

+ Chất có thể bị biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi nhiệt độ phù hợp. 

……..

Nội dung video bài Bài 4. Sự biến đổi của chất còn nhiều phần hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng ký để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video. 

Xem video các bài khác