Video giảng Địa lí 8 cánh diều Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Video giảng Địa lí 8 cánh diều Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 11 : PHẠM VI BIỂN ĐÔNG, CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phạm vi của biển Đông
  • Các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông
  • Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em hãy xác định phạm vi của Biển Đông?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phạm vi của biển Đông

Em hãy cho biết phạm vi của biển Đông?

Video trình bày nội dung:

- Phạm vi của Biển Đông: 

+  Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3,447 triệu km². 

+ Biển Đông là biển tương đối kín vì được bao bọc bởi đất liền và hệ thống các đảo, quần đảo.

Các quốc gia có chung Biển Đông với Việt Nam: 

Trung Quốc, Phi – lip – pin, In – đô – nê – xia, Bru nây, Ma – lay – xia, Xing – ga – po, Thái Lan, Cam – pu – chia. 

Hoạt động 2. Các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông

Em hãy trình bày đường cơ sở?

Video trình bày nội dung:

Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường thẳng gãy khúc, nối liền các điểm từ 0 – A11. 

- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. 

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. 

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. 

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.   

Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Mỗi năm trung bình có bao nhiêu cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta?

  • A.  3-5 cơn bão
  • B.  6-7 cơn bão
  • C. 12-13 cơn bão
  • D. 2-3 cơn bão

Câu 2: Bờ biển Việt Nam dài ?

  • A. 3.120 km
  • B. 3.380km
  • C. 3.720km
  • D. 3.260km

Câu 3: Biển Việt Nam gồm?

  • A. Vùng nội thủy, lãnh hải
  • B. Vùng đặc quyền kinh tế 
  • C. Thềm lục địa
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Vùng tiếp giáp đất liền là vùng?

  • A. Nội thủy
  • B. Lãnh hải
  • C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
  • D. Đặc quyền kinh tế

Câu 5:  Biển Đông có diện tích khoảng?

  • A. 3,33 triệu km2
  • B. 3,37 triệu km2
  • C. 3,94 triệu km2
  • D. 3,44 triệu km2

Video trình bày nội dung:

Câu 1 - D

Câu 2 - D

Câu 3 -D

Câu 4 -A

Câu 5 -D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Câu 2: Trình bày các đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam?

 

Nội dung video Bài 11: “Phạm vi biển đông, các vùng biển của Việt Nam ở biển đông, đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác