Video giảng Địa lí 7 kết nối bài 9 Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi
Video giảng Địa lí 7 kết nối bài 9 Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 9: VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CHÂU PHI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.
Phân tích được một trong những đặc điểm tự nhiên của châu Phi, một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (ví dụ vấn để săn bắn và buôn bán động vật hoang đã, lấy ngà voi, sừng tê giác....).
Biết phân tích một số vấn để môi trường trong sử dụng thiên nhiên châu Phi.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
Em hãy cho biết hoang mạc và bán hoang mạc ở châu Phi phần lớn tập trung ở đâu?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Vị trị địa lí, hình dạng và kích thước.
Em hãy xác định vị trí châu Phi trên bản đồ. Kể tên các biển, đại dương tiếp giáp với châu Phi. Nêu nhận xét về hình dạng châu Phi.
Video trình bày nội dung:
- Vị trí:
+ Phía bắc giáp với Địa Trung Hải.
+ Phía đông bắc giáp với châu Á và giáp Biển Đỏ.
+ Phía đông, nam và tây giáp với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
- Hình dạng: Châu Phi có dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.
- Kích thước: Châu Phi có diện tích 30,3 triệu km2, lớn thứ ba thế giới. Phần đất liên kéo dài từ khoảng 37°B đến 35°N.
Nội dung 2: Đặc điểm tự nhiên
Theo em, lãnh thổ châu Phi gồm những đạng địa hình nào? Các dạng địa hình đó phân bố như thế nào? Có những loại khoáng sản nào? Các loại khoáng sản đó phân bố ở đâu?
Video trình bày nội dung:
Địa hình và khoáng sản
- Địa hình châu Phi:
+ Gần như toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình khoảng 750 m.
+ Địa hình chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp.
+ Phần đông được nâng lên mạnh, có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp.
+ Có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
- Sự phân bố một số khoáng sản chính ở châu Phi:
+ Vàng, u-ra-ni-um: chủ yếu ở Trung Phi và Nam Phi.
+ Đồng, kim cương: chủ yếu ở Nam Phi.
+ Dầu mỏ, khí tự nhiên, phốt-pho-rít, sắt: Bắc Phi.
Khí hậu
- Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, lượng mưa tương đối thấp. Các đới khí hậu phân bố gần như đối xứng qua Xích đạo:
+ Khí hậu xích đạo: nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.
+ Khí hậu cận xích đạo: chịu tác động của gió mùa, một mùa nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa khô, mát.
+ Khí hậu nhiệt đới: ở Bắc Phi mang tính lục địa, rất khô, nóng; ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.
+ Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm, mưa nhiều; mùa hạ khô nóng, trời trong sáng.
Sông, hồ
- Mạng lưới sông của châu Phi phân bố không đều, tuỳ thuộc vào lượng mưa.
- Sông có nhiều thác ghềnh, giao thông không thuận tiện nhưng có trữ năng thuỷ điện lớn.
- Châu Phi có nhiều hồ lớn, trong đó có nhiều hồ được hình thành bởi các đứt gãy.
- Các hồ lớn của châu Phi phân bố chủ yếu ở Đông Phi.
Các môi trường tự nhiên
- Các môi trường tự nhiên ở châu Phi phân bố đối xứng qua Xích đạo:
+ Môi trường xích đạo gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê. Khí hậu nóng và âm điều hoà, với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
+ Hai môi trường nhiệt đới có phạm vi gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa và xa van cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xa van là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
+ Hai môi trường hoang mạc, có khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Hệ thực, động vật nghèo nàn. Động vật chủ yếu là rắn độc, kì đà và một số loài gặm nhắm...
+ Hai môi trường cận nhiệt ở phần cực bắc và cực nam châu Phi. Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô. Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
Nội dung 3: Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên
Em hãy làm sáng tỏ, một trong những vấn đề môi trường mà châu Phi gặp phải là suy giảm tài nguyên rừng?
Video trình bày nội dung:
- Một số vấn đề môi trường nổi cộm trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi là:
+ Sự suy giảm tài nguyên rừng: tốc độ khai thác quá nhanh và không có biện pháp phục hồi khiến diện tích rừng giảm; các loài động vật hoang dã mất môi trường sống, tình trạng hoang mạc hoá diễn ra nhanh, nguồn nước suy giảm.
+ Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác làm giảm số lượng các loài động vật hoang đã, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Các tổ chức bảo vệ động vật hoang đã trên thế giới và chính quyển các nước châu Phi đã có nhiều biện pháp (kiểm soát, tuyên truyền, ban hành các quy định và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên) để bảo vệ động vật hoang đã và môi trường sống của chúng.
………..
Nội dung video Bài còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.