Video giảng Địa lí 7 chân trời bài 19 Thiên nhiên châu Đại Dương
Video giảng Địa lí 7 chân trời bài 19 Thiên nhiên châu Đại Dương. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 19: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Xin chào các bạn! Trong tiết học Địa lý hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên của Châu Đại Dương. Ai muốn cùng nhau du lịch vòng quanh thế giới nào?
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa châu Đại Dương.
- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản.
- Phân tích được đặc điểm khí hậu châu Đại Dương, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở châu Đại Dương.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào nội dung chính, các em hãy quan sát hình ảnh một số loài động vật dưới đây và trả lời câu hỏi:
+ Em có biết tên của các con vật này không?
+ Các loài động vật này khiến em nghĩ đến châu lục nào? Em biết gì về châu lục đó?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Các em hãy nhìn lên đây, cô đã chuẩn bị bản đồ giấy (hoặc hình ảnh phóng to từ sách giáo khoa) để chúng ta cùng nhau quan sát dễ dàng hơn. Bây giờ, cô sẽ giao cho các em một số nhiệm vụ cần hoàn thành như sau:
Thứ nhất, các em hãy xác định và chỉ ra các bộ phận của châu Đại Dương trên bản đồ.
Thứ hai, các em hãy xác định vị trí địa lý của lục địa Ô-xtrây-li-a, nó nằm ở đâu trên bản đồ?
Cuối cùng, các em hãy trình bày kích thước và hình dạng của lục địa Ô-xtrây-li-a mà chúng ta vừa tìm thấy.
Video trình bày nội dung:
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Phần lớn châu Đại Dương nằm ở nam bán cầu, phía tây bắc giáp với châu Á và phía tây giáp với Ấn Độ Dương bao gồm các chuỗi đảo Mê-la-nê-đi, NiuDilen, Pô-li-nê-đi, Mi-cro-nê-di
- Lục địa Ô-xtrây-li-a trải dài từ khoảng vĩ tuyến 100N đến 390N, nằm ở phía tây châu Đại Dương 4 phía giáp với biển, đường bờ biển ít bị chia cắt. Đây là lục địa có diện tích nhỏ nhất thế giới 8.5 triệu km2
Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương
Bây giờ cô sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 bạn. Cô sẽ giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ cụ thể để các bạn cùng nhau thảo luận và thực hiện.
Nhóm 1 sẽ có nhiệm vụ tìm hiểu về địa hình và khoáng sản của Châu Đại Dương.
Nhóm 2 sẽ có nhiệm vụ tìm hiểu về khí hậu và sinh vật của Châu Đại Dương.
Video trình bày nội dung:
Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình và khoáng sản
- Ô-xtrây-li-a là 1 lục địa tương đối bằng phẳng với phía tây là cao nguyên, ở giữa là đồng bằng và bồn địa, phía đông là núi.
+ Khu vực phía Tây: có độ cao trung bình 500m với cao nguyên Kim-boc-li, hoang mạc Vich-to-ri-a Lớn.
+ Trung tâm là vùng đất thấp với bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và đồng bằng Nan-la-bo ở phía nam.
+ Khu vực phía đông: là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a kéo dài từ bắc xuống nam, với độ cao trung bình 600-900m ở phía bắc và cao dần về phía nam với các đỉnh cao trên 2000m
- Địa hình Niu Dilen và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là núi cao, có đỉnh cao trên 4000m. Ở hai chuỗi đảo còn lại, đảo núi lửa là những đảo núi cao, đảo san hô là đảo thấp.
- Nhiều khoáng sản có giá trị như: đồng, vàng, dầu mỏ...phân bố tập trung ở Ô-xtrây-li-a và Niu Dilen.
b. Khí hậu và sinh vật
- Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn phân hóa từ bắc xuống nam từ khí hậu nhiệt đới đến khí hậu cận nhiệt và ôn đới. Các đới khí hậu còn phân hóa thành các kiểu: nhiệt đới khô và cận nhiệt lục địa chiếm diện tích lớn nhất, phía nam có kiểu ôn đới hải dương, đông và đông nam có kiểu núi cao.
- Khí hậu phân hóa từ tây sang đông: phía đông là kiểu ôn đới hải dương, càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt lớn và lượng mưa thấp.
……………………………………………
Nội dung video Bài 19: Thiên nhiên Châu Đại Dương còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.